04/10/2023 16:33 GMT+7

Có một tiểu đoàn về tiếp quản thủ đô, ai cũng mang theo... chổi

214 người trong Tiểu đoàn Bình Ca, Trung đoàn Thủ đô khi trở về tiếp quản các vị trí trọng yếu ở Hà Nội từ tay quân đội Pháp ngày 8-10-1954, mỗi người đều mang theo một cây... chổi, vì sao?

Các đội hành chính tiến vào Hà Nội để tiến hành kiểm kê vào đầu tháng 10-1954 - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Các đội hành chính tiến vào Hà Nội để tiến hành kiểm kê vào đầu tháng 10-1954 - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Trong trưng bày Sông Hồng cuộn sóng tại di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc ngày 4-10, người xem có thể bắt gặp một thông tin thú vị: 214 người lính trong Tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô Hà Nội ngày 8-10-1954, mỗi người đều mang theo một cây… chổi.

Ông Dương Niết là một chiến sĩ trong tiểu đội ấy, nay đã 90 tuổi, cũng có mặt tại buổi khai mạc trưng bày Sông Hồng cuộn sóng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2023).

Ông Dương Niết - nguyên phó giám đốc Học viện Phòng không Không quân, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do tiểu đội của ông mỗi người đều được lệnh mang theo một cây chổi.

Ông Dương Niết chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do Tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô ai cũng mang theo... chổi - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Dương Niết chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do Tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô ai cũng mang theo... chổi - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Dương Niết cho biết cũng chỉ có mình tiểu đoàn ông là được lệnh làm như vậy. Bởi lẽ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô là đơn vị về thủ đô sớm, tiếp quản các vị trí trọng yếu từ quân đội Pháp ngày 8-10, chuẩn bị có các đoàn quân cùng tiến về Hà Nội ngày 10-10.

Tuy là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, nhưng khi Tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô đã phải đóng giả là cảnh vệ thành vì quân Pháp yêu cầu lực lượng tiếp quản không phải là bộ đội chính quy, không được mang theo vũ khí, không đeo huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên.

214 người của Tiểu đoàn Bình Ca mang theo những vật dụng sinh hoạt thiết yếu như chăn màn, dây mắc màn, giấy vệ sinh và một cây chổi.

Lý do bởi thời điểm chuyển giao, cấp trên tính toán các công ty vệ sinh của chính quyền cũ không còn hoạt động, đường phố sẽ lộn xộn mất vệ sinh nên những người về tiếp quản phải mang theo chổi để quét dọn.

Ông Dương Niết (ngồi) cùng các đồng chí của mình tham gia tiếp quản thủ đô - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Ông Dương Niết (ngồi) cùng các đồng chí của mình tham gia tiếp quản thủ đô - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Ông Niết cho biết các điểm quân Pháp đóng và đang rút đi để quân ta về tiếp quản rất bừa bộn, các ông phải quét dọn, nhưng đường phố lại sạch sẽ gọn gàng vì người dân đã dọn dẹp, trang hoàng chuẩn bị đón đoàn quân giải phóng.

Lúc 16h ngày 9-10-1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên; quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Nhiều vị trí quan trọng được các chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca tiếp quản an toàn như: Dinh Quốc trưởng (nay là Phủ Chủ tịch), Tòa án Hà Nội (nay là Tòa án nhân dân tối cao), Nha Cảnh sát Bắc Việt (nay là trụ sở Công an TP Hà Nội), Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò)...

Lực lượng tiếp quản đã đảm bảo tính mạng, giữ vững cơ sở vật chất, phối hợp với các đoàn thể vận động nhân dân Hà thành chuẩn bị cho ngày giải phóng.

Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống về tiếp quản 35 vị trí trọng yếu ở Hà Nội ngày 8-10-1954 - Ảnh chụp lại từ trưng bày

Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống về tiếp quản 35 vị trí trọng yếu ở Hà Nội ngày 8-10-1954 - Ảnh chụp lại từ trưng bày

Các chị, các mẹ thức thâu đêm để cắt, may, khâu những lá cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu. Thanh niên nam, nữ hăng hái dựng cổng chào, giăng đèn kết hoa trên các đường phố. Tất cả đã sẵn sàng cho ngày về chiến thắng.

Sáng 10-10-1954, lệnh giới nghiêm vừa kết thúc, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Hai mươi vạn nhân dân thủ đô náo nức đón mừng đoàn quân thắng trận. Cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu giăng khắp đường phố. Cả Hà Nội hân hoan trong niềm vui giải phóng.

Câu chuyện về ngày trở về giải phóng thủ đô của bộ đội ta cũng được kể sinh động tại trưng bày Sông Hồng cuộn sóng, qua những hình ảnh, thông tin sự kiện lịch sử cũng như lời kể của các nhân chứng.

Ngoài ra trưng bày còn mang đến cho người xem những câu chuyện xúc động về 9 năm trường kỳ kháng chiến của nhân dân, học sinh Hà Nội, những cán bộ, chiến sĩ bị tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò…

Trưng bày kéo dài đến ngày 30-12.

Kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ đô: Hà Nội, ngày đoàn hùng binh khải hoàn

TTO - Cụ Trịnh Ngọc Tiến dừng xe, lặng ngắm cổng chào làm bằng cót trên phố Phùng Hưng. Chiếc cổng vừa được dựng lại như bức ảnh cụ chụp cách đây đúng 65 năm - ngày lịch sử giải phóng thủ đô...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar