24/09/2024 21:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội đã chuẩn bị cho ngày tiếp quản thủ đô từ năm 1951

Từ năm 1949, Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nội đã xây dựng Đề án tiếp quản thủ đô trình Bộ Nội vụ để xin ý kiến vào ngày 1-2-1951.

Hà Nội đã chuẩn bị cho ngày tiếp quản thủ đô từ năm 1951 - Ảnh 1.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa (thứ hai từ trái) nói về giá trị của các tài liệu lưu trữ được giới thiệu - Ảnh: T.ĐIỂU

Thông tin bất ngờ này được chia sẻ tại sự kiện Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về tiếp quản thủ đô, do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội.

Tại sự kiện, hai nhân chứng lịch sử đều hơn 90 tuổi là đại tá Dương Niết - người trong đoàn quân về tiếp quản thủ đô ngày 8-10, và nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải cùng chia sẻ những câu chuyện lịch sử mà họ đã tham dự, cũng như tặng cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia III những tài liệu, hiện vật lịch sử.

Đề án tiếp quản thủ đô được xây dựng từ 1951

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa cho biết hiện nay, trung tâm đang lưu giữ, bảo quản hàng nghìn mét giá tài liệu, lớn nhất trong các đơn vị đang lưu giữ những tài liệu, hình ảnh liên quan đến ngày 10-10-1954.

Tại sự kiện, trung tâm lựa chọn giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc đang bảo quản liên quan tới mốc lịch sử ngày tiếp quản thủ đô.

Hà Nội đã chuẩn bị cho ngày tiếp quản thủ đô từ năm 1951 - Ảnh 2.

Đại tá Dương Niết (phải) và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa xem các tài liệu lưu trữ được giới thiệu - Ảnh: T.ĐIỂU

Đây là các tài liệu, hình ảnh lấy ra từ các phông lưu trữ như Quốc hội, Phủ Thủ tướng, Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông Lâm, và Bộ Giao thông công chính, Bộ Canh nông, phông nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, nhà sưu tầm ảnh Đặng Tích, giáo sư Hoàng Minh Giám, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhạc sĩ Huy Du…

Những tài liệu mang đến nhiều thông tin thú vị cũng như giúp tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và thủ đô từ khi Hiệp định Genève năm 1954 ký kết.

Đặc biệt, nhờ những công văn, tài liệu lưu trữ, người xem hiểu rõ hơn về quá trình chuẩn bị tiếp quản thủ đô diễn ra trong nhiều năm, chứ không phải chỉ trong năm 1954 như nhiều người hình dung.

Từ ngày 1-2-1951, Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nội đã xây dựng Đề án tiếp quản thủ đô trình Bộ Nội vụ để xin ý kiến.

Nội dung đề án nhận định: Hà Nội chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong cả nước về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Khi chuyển sang "tổng phản công" và "tổng động viên", Hà Nội sẽ là địa bàn phòng ngự quyết liệt nhất của địch.

Từ đó, Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nội đánh giá tình hình, nghiên cứu tỉ mỉ về chiến lược và sách lược, đề ra kế hoạch, nhiệm vụ tổng thể chung của từng ngành nhằm biến Hà Nội thành chiến trường, với khẩu hiệu "Giải phóng thủ đô".

Hà Nội đã chuẩn bị cho ngày tiếp quản thủ đô từ năm 1951 - Ảnh 5.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải (bìa trái) tặng lại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III một số hình ảnh có giá trị lịch sử mà ông chụp - Ảnh: T.ĐIỂU

8 chính sách và 10 kỷ luật đối với bộ đội, cán bộ khi vào tiếp quản thủ đô

Tài liệu lưu trữ cũng cho thấy Chính phủ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho ngày tiếp quản thủ đô.

Như ban hành 8 chính sách và 10 điều kỷ luật đối với bộ đội, cán bộ và nhân viên khi vào thành phố tiếp quản; thành lập Ủy ban Hành chính Hà Nội bên cạnh Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội.

Liên tục có những báo cáo tình hình tiếp quản sau một ngày, một tháng và báo cáo của các ngành. 

Tình hình đổi tiền Đông Dương và tiền liên bang trong tháng 10-1954 cũng được thông tin chi tiết trong tài liệu lưu trữ…

Đáng chú ý là những bức hình quý về ngày tiếp quản thủ đô đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, do nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản chụp như hình ảnh phụ nữ thủ đô rạng ngời đón đoàn quân giải phóng, hay lễ chào cờ thiêng liêng vào chiều 10-10-1954 tại sân vận động Cột Cờ Hà Nội.

Hình ảnh mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô của nhân dân Hà Nội ngày 1-1-1955 được lưu trữ trong phông Bộ Ngoại giao.

Các tài liệu, hình ảnh này sẽ tiếp tục được trưng bày tại triển lãm Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản dự kiến khai mạc vào 2-10-2024 tại Nhà triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội.

Có một tiểu đoàn về tiếp quản thủ đô, ai cũng mang theo... chổi

214 người trong Tiểu đoàn Bình Ca, Trung đoàn Thủ đô khi trở về tiếp quản các vị trí trọng yếu ở Hà Nội từ tay quân đội Pháp ngày 8-10-1954, mỗi người đều mang theo một cây... chổi, vì sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar