24/02/2023 05:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lập lại trật tự vỉa hè: Tăng cường phạt nguội

Hà Nội và TP.HCM quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè. Dư luận quan tâm bởi đây là chuyện lớn, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Quan tâm và cả hoài nghi, bởi chuyện nghe đã lâu nhưng chưa biết chừng nào làm được?

Ô tô, xe máy đậu kín vỉa hè Ngô Đức Kế giao Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ô tô, xe máy đậu kín vỉa hè Ngô Đức Kế giao Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tuổi Trẻ giới thiệu hai ý kiến bạn đọc phản hồi về việc này.

Cần cách làm mới khi lập lại trật tự vỉa hè

Vỉa hè đã bị chiếm làm của riêng quá lâu. Vỉa hè là nơi bán hàng, nơi đậu xe, nơi bày bán và tấp vào mua bán bất cứ thứ gì. Nói thẳng ra thì ai trong chúng ta cũng từng lấn chiếm vỉa hè. Chạy xe leo lề, dựng xe trên lề đường, mua hàng trên vỉa hè cũng thành thói quen khó bỏ một sớm một chiều.

Người buôn bán lấn chiếm vỉa hè để mưu sinh hoặc kiếm lợi nhiều hơn đã đành. Không buôn bán gì, cư dân đô thị lâu nay cũng cứ chiếm luôn vỉa hè phía trước làm sân nhà, rồi tự ý trồng cây bày kiểng, kể cả bày bàn ghế ra đó ngồi ăn. Tình trạng rào chiếm vỉa hè, lề đường (thậm chí lòng đường) làm "của riêng" vẫn phổ biến ở Hà Nội và TP.HCM. 

Muốn vỉa hè thông thoáng, trước hết cần nhận thức mới ở từng người dân đô thị. Không lấn vỉa hè dù chỉ là bày ra đó một chậu cây, có được không? Tôi ở TP.HCM, từng chứng kiến phường đi vận động người dân dọn dẹp mọi thứ bày biện trên vỉa hè để người đi bộ có lối đi. Làm gắt lắm cũng được vài tháng rồi mọi thứ lại như cũ.

Vỉa hè đường lớn "tấc đất tấc vàng" đang bị khai thác triệt để bởi các kiểu lợi ích khác nhau. Những nhà hàng, cửa hiệu lớn hưởng lợi khủng từ việc lạm dụng vỉa hè lớn hơn rất nhiều so với lợi ích của người buôn gánh bán bưng.

Vỉa hè vì sao dẹp mãi không thoáng được? Bởi không ai muốn buông lợi ích. Có những "anh giàu to" vẫn chiếm dụng vỉa hè. Có cả các kiểu bắt tay, làm ngơ cho việc lấn chiếm. Cũng có kiểu địa phương cho phép sử dụng vỉa hè, thu phí mỗi nơi mỗi kiểu.

Muốn trả lại vỉa hè thành không gian chung, cần một sự thay đổi nhận thức của tất cả cư dân, mỗi ngày một chút, và mọi thứ sẽ thay đổi. Còn muốn quản lý vỉa hè có thu phí, nên giao trách nhiệm cho cán bộ địa phương nhưng phải có quy hoạch sử dụng vỉa hè rõ ràng mới mong thu phí thành công.

PHƯƠNG NGA

Chuyện cần làm ngay cho vỉa hè

Lấy lại vỉa hè cho người đi bộ không thể không tính đến việc giải quyết đời sống dân sinh cho một bộ phận người dân, bao gồm người dân TP.HCM và cả người ngoại tỉnh đến. Đó là mục tiêu, chủ trương của TP.HCM từ nhiều năm nay.

Duy trì trật tự vỉa hè được tái lập phải song song với việc sử dụng có hiệu quả như thế nào để vừa đảm bảo mỹ quan vừa giải quyết được chuyện đời sống của những người buôn bán gắn với vỉa hè. Vấn đề thu phí vỉa hè phải được đặt ra là giải pháp quản lý hợp lý.

Tôi rất đồng tình về chủ trương này. Dư luận cũng đã bàn tán, hiến kế nhiều giải pháp thực hiện. Có người ước tính số tiền thu được sẽ góp không nhỏ cho ngân sách TP. Qua đó, TP.HCM theo đuổi để từng bước tái lập trật tự đô thị.

Tham nhũng, bảo kê vỉa hè trước đây phục vụ cho nhóm lợi ích, còn thu phí là để phục vụ lại cho người dân. Nếu chính quyền làm tốt sẽ giúp một bộ phận dân nghèo có công ăn việc làm ổn định, không vi phạm quy định.

Thu phí vỉa hè không phải là ý tưởng mới. Đây là nội dung được quy định trong Luật phí và lệ phí được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2017.

Do vậy, các địa phương cần thiết nhanh chóng vào cuộc, tạo một hành lang pháp lý cho việc này.

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ rồi xã hội hóa. Không hẳn cứng nhắc là vỉa hè chỉ để đi lại, ngắm nghía một cách đơn điệu, buồn tẻ mà có thể cho thuê để mở một quán cà phê nhỏ, quán kem, hàng ăn... chẳng hạn. Có như vậy, việc thực hiện xã hội hóa vỉa hè ở TP.HCM chắc chắn sẽ được nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

NGUYỄN MINH ÚT

Tôi thấy khó chịu với cảnh lực lượng áo xanh ở địa phương đi vòng quanh "thu" thúng mẹt hoa quả của người bán rong hay chở những bảng hiệu, bàn ghế lấn chiếm lòng lề đường. Chở về phường rồi họ lại lo giải quyết chuyện sau đó: có người đến nộp phạt, người bất bình lớn tiếng chửi om giữa chợ, có người oán than vì phương tiện để sinh nhai bị lấy đi. Ngược lại, tôi cũng thấy cảm thông cảm cho lực lượng công vụ khi họ đi nhắc nhở mãi bao năm rồi cũng không hiệu quả.

Cách làm trên đã quá cũ và ít hiệu quả. Tôi ủng hộ cách kẻ vạch, lắp camera để phạt nguội. Hình ảnh là bằng chứng khách quan, rõ ràng. Ai sai phải chịu phạt. Cách làm mới hiện đại hơn, đỡ mất sức lực lượng địa phương và người vi phạm sẽ phải tự điều chỉnh. Một trật tự mới sẽ dần hình thành.

Bạn đọc Phương Nga

TP.HCM sử dụng camera giám sát, xử lý trật tự lòng đường, vỉa hè

Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP.HCM, chỉ thị của Thành ủy TP.HCM chú trọng việc tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cản trở giao thông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Bị chập điện, du thuyền neo trên sông Vàm Cỏ Tây ở khu vực bến tàu Tân An, Long An bốc khói nghi ngút. Vì sao du thuyền này gần nửa năm nay chưa hoạt động?

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar