18/02/2022 14:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu tiên phát hiện hệ tiểu hành tinh có '4 cơ thể' quay cùng nhau

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các nhà thiên văn học đã phát hiện 3 mặt trăng nhỏ quay quanh tiểu hành tinh mẹ (130) Elektra, khiến nó trở thành hệ tiểu hành tinh có '4 cơ thể', một kết cấu đầu tiên được tìm thấy.

Lần đầu tiên phát hiện hệ tiểu hành tinh có 4 cơ thể quay cùng nhau - Ảnh 1.

Hình ảnh 3 mặt trăng nhỏ xoay quanh tiểu hành tinh mẹ 130 Elektra - Ảnh: YOUTUBE

Theo trang tin khoa học Sci-News, lần đầu tiên tiểu hành tinh "mẹ" (130) Elektra được nhà thiên văn học Christian Peters của Đài quan sát Litchfield (New York) phát hiện vào ngày 17-2-1873. Nó có đường kính hiệu dụng là 199km.

Mặt trăng nhỏ đầu tiên được một nhóm các nhà thiên văn học, do tiến sĩ William Merline dẫn đầu, phát hiện vào năm 2003. Nhóm đã sử dụng kính viễn vọng Keck II tại Đài quan sát Mauna Kea (Hawaii).

Được đặt tên là S/2003 (130) 1 hoặc S1, nó có đường kính 6km và quay quanh tiểu hành tinh mẹ Elektra trong quỹ đạo 1.300km, với chu kỳ 5,3 ngày/vòng, theo trang Sci-News.

Mặt trăng nhỏ thứ hai của Elektra, S/2014 (130) 1 hoặc S2, được nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Bin Yang dẫn đầu phát hiện vào ngày 6-12-2014 bằng cách sử dụng cơ sở SPHERE trên kính viễn vọng rất lớn của ESO (Chile).

Nó có đường kính khoảng 2km và quay quanh Elektra 1,2 ngày/vòng ở khoảng cách 500km.

Mới đây, tiến sĩ Anthony Berdeu từ Viện Nghiên cứu thiên văn quốc gia Thái Lan và Đại học Chulalongkorn cùng các đồng nghiệp đã phát hiện mặt trăng nhỏ thứ 3, được đặt tên S/2014 (130) 2 hoặc S3, quay quanh Elektra.

Họ phát hiện mặt trăng S3 có chu kỳ quỹ đạo là 0,679 ngày/vòng và đường kính 1,6km.

Cả 3 tiểu hành tinh nhỏ trên được gọi là mặt trăng nhỏ vì hoạt động của nó giống mặt trăng, cùng quay quanh một tiểu hành tinh lớn.

Tiến sĩ Anthony Berdeu nói: "Việc phát hiện hệ thống 4 tiểu hành tinh đầu tiên đã mở đường cho việc tìm hiểu cơ chế hình thành của những tiểu hành tinh này".

Tiểu hành tinh 'có khả năng gây nguy hiểm' bay qua Trái đất ngày 19-1

TTO - NASA cho biết một tiểu hành tinh, lớn hơn bất kỳ tòa nhà nào trên thế giới, sẽ bay ngang gần Trái đất nhất lúc 4h51 sáng 19-1 (giờ Việt Nam). Tiểu hành tinh này được phân loại "có thể gây nguy hiểm".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar