22/05/2025 09:52 GMT+7

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

khỉ - Ảnh 1.

Một con khỉ Capuchin mặt trắng mang theo một con khỉ rú con - Ảnh: MAX PLANCK INSTITUTE OF ANIMAL BEHAVIOR

Khỉ Capuchin mặt trắng (Cebus capucinus imitator) là loài thống trị đảo Jicaron ở ngoài khơi Panama. Chúng là một loài khỉ thông minh với nhiều hành vi thú vị, như biết dùng công cụ bằng đá để kiếm ăn theo cách mà trước đây chỉ có ở con người.

Nhờ dữ liệu ghi hình trong 15 tháng từ máy bẫy ảnh tại địa điểm nghiên cứu trên Jicaron, một đảo nhỏ cách bờ biển Panama 55km và là một phần của công viên quốc gia Coiba, các nhà khoa học đã phát hiện hành vi kỳ lạ của chúng: bắt cóc con của loài khỉ khác.

Theo trang ScienceAlert ngày 20-5, nhà sinh thái học hành vi Zoe Goldsborough, làm việc tại Viện Nghiên cứu hành vi động vật Max Planck (Đức) cùng các cộng sự phát hiện khỉ Capuchin đã bắt cóc những đứa con của loài khỉ rú (Aloutta palliata coibensis) và mang chúng đi khắp nơi.

Sau khi quan sát và giải mã hành vi bắt cóc nói trên, nhóm kết luận rằng đây là một "mốt" mới của khỉ Capuchin. 

"Các nhà khoa học đang tiếp tục khám phá xem đây có phải là xu hướng văn hóa ở loài động vật này không. Một hành vi được xem là xu hướng văn hóa nếu nó lan rộng giữa các cá thể trong bầy đàn", bà Goldsborough nói.

Nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện sự bất thường trong bầy khỉ Capuchin thông qua một con khỉ tên Joker. Nhóm nhận thấy Joker đang cõng một con khỉ rú con trên lưng. Sau khi tổng hợp hình ảnh, nhóm phát hiện Joker đã cõng theo bốn con khỉ rú con khác nhau tại những thời điểm khác nhau.

Vài tháng sau hành vi này lại tái diễn và nhóm nhận thấy những con khỉ Capuchin khác cũng đang làm theo Joker. Trong 15 tháng quan sát, nhóm phát hiện có năm con khỉ Capuchin (bao gồm Joker) đã mang trên mình 11 con khỉ rú con khác nhau.

Lúc đầu nhóm nghiên cứu khá bối rối trước hành vi kỳ lạ này của khỉ Capuchin. Họ cho rằng chúng có thể đang nhận nuôi con của khỉ rú. Tuy nhiên việc nuôi con của loài khác là rất hiếm và thường do con cái thực hiện trong khi cả năm con khỉ Capuchin nói trên đều là khỉ đực.

Ngoài ra chúng cũng không có vẻ gì quan tâm đến các con khỉ rú con. Nhóm nghiên cứu xác nhận có bốn con khỉ rú con đã chết và họ cho rằng bảy con còn lại cũng chết đói trên lưng khỉ Capuchin.

"Theo tôi thấy chúng muốn giữ những con khỉ rú bên mình không phải vì quan tâm mà xem như một 'phụ kiện'", bà Goldsborough nói.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu để xem liệu hành vi này có tiến hóa thành cái gì khác hay liệu có xuất hiện các xu hướng mới hay không. Nhóm cũng muốn tìm hiểu về cách phản ứng của loài khỉ rú khi bị bắt mất con.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Các "mốt" nhất thời thường không được phát hiện ở những động vật không phải là con người. Trước đây giới khoa học từng phát hiện ra mốt đội "mũ cá hồi" của cá voi sát thủ và "mốt" cài cỏ lên tai của tinh tinh ở Zambia.

Cá voi sát thủ đội 'mũ cá hồi': Các nhà khoa học chưa lý giải được

Sau 37 năm, các nhà khoa học phát hiện những con cá voi sát thủ bỗng thích đội 'mũ cá hồi' trở lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar