22/05/2025 17:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

thiên hà - Ảnh 1.

Minh họa sự hợp nhất thiên hà, trong đó thiên hà bên phải chứa một quasar ở lõi của nó - Ảnh: Đài quan sát Nam Âu/REUTERS

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature cho thấy bức xạ này đã làm suy yếu khả năng hình thành các ngôi sao mới của thiên hà bị tổn thương.

Kết quả này được rút ra từ quan sát kết hợp giữa kính viễn vọng Rất Lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) và Đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới ALMA, hé lộ chi tiết toàn cảnh cuộc chiến giữa các thiên hà này.

Tại vùng sâu thẳm của vũ trụ, hai thiên hà đang mắc kẹt trong một cuộc chiến ngoạn mục. Chúng liên tục lao về phía nhau với vận tốc 500km/giây trên quỹ đạo va chạm dữ dội, chỉ để rồi va chạm xẹt qua nhau trước khi rút lui và chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo. 

Tiến sĩ Pasquier Noterdaeme, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Viện Vật lý thiên văn Paris (Pháp) và Phòng thí nghiệm thiên văn Pháp - Chile, so sánh hiện tượng này với môn đấu thương thời Trung cổ và gọi hệ thống này là "cuộc đấu thương vũ trụ". Tuy nhiên cuộc chiến này không hề công bằng, khi một trong hai thiên hà sử dụng một lỗ đen siêu nặng để phóng ra ngọn giáo bức xạ xuyên qua đối thủ.

Các lỗ đen siêu nặng này, còn được gọi là quasar, là những nhân sáng của một số thiên hà xa xôi, phát ra lượng bức xạ khổng lồ. Cả quasar và sự va chạm giữa các thiên hà từng phổ biến hơn nhiều trong vài tỉ năm đầu tiên của vũ trụ. 

Để quan sát chúng, các nhà thiên văn phải nhìn ngược về quá khứ bằng những kính viễn vọng mạnh mẽ. Ánh sáng từ "cuộc đấu thương vũ trụ" này đã mất hơn 11 tỉ năm để đến được Trái đất, cho chúng ta thấy hình ảnh của vũ trụ khi nó mới chỉ bằng 18% tuổi hiện tại.

Tiến sĩ Sergei Balashev, đồng tác giả nghiên cứu từ Viện Ioffe ở St. Petersburg (Nga), giải thích: "Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy được tác động trực tiếp của bức xạ từ quasar lên cấu trúc bên trong của khí trong một thiên hà bình thường". 

Quan sát mới cho thấy bức xạ từ quasar phá vỡ các đám mây khí và bụi trong thiên hà thông thường, chỉ để lại những vùng nhỏ nhất và đặc nhất. Những vùng này có thể quá nhỏ để có thể hình thành sao, khiến thiên hà bị tổn thương có ít "nhà máy" sản xuất sao hơn.

Tuy nhiên, không chỉ thiên hà "bại trận" bị biến đổi. Tiến sĩ Balashev giải thích: "Những vụ va chạm này được cho là mang một lượng lớn khí đến các lỗ đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà". Trong cuộc đấu thương vũ trụ này, nguồn nhiên liệu mới được đưa vào tầm với của lỗ đen siêu nặng đang cấp năng lượng cho quasar. Khi lỗ đen được "nuôi dưỡng", quasar có thể tiếp tục cuộc tấn công phá hoại của mình.

Với sự phát triển của các kính viễn vọng lớn hơn và mạnh mẽ hơn như kính viễn vọng Cực Lớn (ELT) của ESO, các nhà khoa học hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về những va chạm như thế này, cũng như sự tiến hóa của quasar và ảnh hưởng của chúng đối với các thiên hà lân cận.

Phát hiện thiên hà 'em song sinh' xa nhất của Dải Ngân Hà

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Geneva (UNIGE) dẫn đầu vừa phát hiện một thiên hà xoắn ốc ở khoảng cách xa nhất từng được quan sát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Khối đá sao Hỏa nặng 25kg với sắc đỏ, nâu và xám đặc trưng chiếm gần 7% tổng lượng thiên thạch sao Hỏa đang được biết đến trên Trái đất.

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển công nghệ sinh học chuyển hóa methanol, dẫn xuất từ CO₂, thành đường trắng.

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar