18/05/2025 14:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Một hố đen siêu khối nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng đang khiến giới khoa học sửng sốt khi liên tục bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc - hiện tượng chưa từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn học.

hố đen - Ảnh 1.

Hố đen siêu khối là những "quái vật vũ trụ" có khối lượng từ hàng triệu đến hàng tỉ lần khối lượng Mặt trời. Với lực hấp dẫn cực mạnh, chúng nuốt chửng mọi thứ xung quanh, kể cả ánh sáng - Ảnh: JAXA

Theo Nature, hố đen kỳ lạ này là PDS 456, một nhân thiên hà hoạt động (AGN) thuộc chòm sao Xà Phu (Serpens). 

Nhóm các nhà khoa học quốc tế thuộc Dự án quang phổ XRISM đã sử dụng thiết bị hiện đại XRISM và ghi nhận những luồng khí siêu tốc được phóng ra từ trung tâm hố đen với vận tốc từ 20-30% tốc độ ánh sáng, tương đương khoảng 60.000 - 90.000 km/giây.

Đáng chú ý năng lượng mà các dòng khí này mang theo cao hơn gấp 1.000 lần so với những luồng gió thiên hà thông thường và điều này hoàn toàn có thể thay đổi cách chúng ta hiểu về mối quan hệ giữa hố đen và thiên hà.

Hố đen siêu khối là những "quái vật vũ trụ" có khối lượng từ hàng triệu đến hàng tỉ lần khối lượng Mặt trời. Với lực hấp dẫn cực mạnh, chúng nuốt chửng mọi thứ xung quanh, kể cả ánh sáng.

Từ lâu, giới khoa học đã nghi ngờ rằng mỗi thiên hà đều sở hữu một hố đen siêu khối ở trung tâm. Hố đen cùng thiên hà phát triển song hành. Nhưng cơ chế cụ thể thì vẫn còn là điều bí ẩn.

Một trong những chìa khóa được cho là quan trọng nhất để giải mã mối quan hệ này chính là các dòng gió vũ trụ, luồng khí và năng lượng được hố đen "thổi" ra ngoài không gian.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng những dòng gió này có hai vai trò lớn đó là kìm hãm sự phát triển của hố đen bằng cách làm chậm dòng vật chất bị hút vào và truyền năng lượng cực lớn vào thiên hà, có thể ức chế quá trình hình thành sao mới.

Thông qua XRISM, nhóm nghiên cứu phát hiện luồng gió từ PDS 456 không phải là một khối đồng nhất mà được chia thành 5 thành phần riêng biệt, mỗi phần có tốc độ khác nhau.

Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng: hoặc là hố đen đang "phun" khí theo từng đợt, như núi lửa phun trào định kỳ; hoặc là luồng khí đang chảy qua các "khe hở" trong môi trường liên sao, không phải là sự thoát khí đều và đối xứng như các mô hình trước đây.

"Những dữ liệu này khiến các giả thuyết truyền thống về dòng khí thoát, dù là theo động năng hay xung lượng đều không còn phù hợp. Cần một mô hình hoàn toàn mới để giải thích hiện tượng này", nhóm nhà khoa học chia sẻ trong báo cáo đăng trên Nature.

Phát hiện về những "viên đạn khí" từ hố đen PDS 456 không chỉ là một đột phá thiên văn, mà còn có thể là manh mối quan trọng trong việc giải mã cách các thiên hà và hố đen cùng tiến hóa.

Vũ trụ rộng lớn không ngừng khiến chúng ta kinh ngạc. Và mỗi lần khoa học tiến thêm một bước, chúng ta lại hiểu thêm về sự phức tạp kỳ diệu của không gian, nơi vẫn còn vô vàn bí ẩn đang chờ được khám phá.

Lần đầu phát hiện hố đen đơn độc trong Dải Ngân hà

Không giống các hố đen từng được biết đến trước đây, hố đen này không có sao đồng hành. Đây là phát hiện mang tính đột phá trong ngành thiên văn học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar