14/05/2019 19:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Những thước phim tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trải dài từ Đại hội Tours năm 1920 đến những năm cuối đời của đạo diễn Pháp Gérard Guillaume sẽ lần đầu tiên được công chiếu tới công chúng Việt Nam qua nhiều kênh truyền hình.

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Hình ảnh trong phim 'Hồ Chí Minh: khắc họa chân dung một chính khách' - Ảnh chụp màn hình

Thông tin được đại diện Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước đưa ra tại lễ công bố, giới thiệu phim tài liệu Hồ Chí Minh: Phác họa chân dung một chính khách (Ho Chi Minh: esquisse pour un portrait politique), do cục này tổ chức vào chiều nay 14-5 tại Hà Nội.

Theo đó, bộ phim tài liệu dài 58 phút của đạo diễn người Pháp Gérard Guillaume, sản xuất năm 1973 này sẽ lần đầu tiên được công chiếu tới công chúng Việt Nam trên hàng loạt các kênh truyền hình: VTV1, VTV3, VTV4, Truyền hình Hà Nội, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân…

Phim được công chiếu đầu tiên vào 20h10 ngày 15-5 trên kênh VTV1. Sau đó, phim sẽ được phát lại trên các kênh: VTV3, VTV4, HTV,  Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân.

Trailer phim Hồ Chí Minh: Phác họa chân dung một chính khách - Video: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cung cấp

Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cũng trao tặng bản sao cho các cơ quan: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Phim quốc gia, Trung tâm Thông tin (Bộ Ngoại giao),…

Đây là kết quả hợp tác mua bản quyền sử dụng bản sao bộ phim của Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước với Ciné-Archives (Thư viện phim ảnh của Đảng cộng sản Pháp) - cơ quan giữ bản quyền bộ phim.

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Bác hồ ở Chiến khu trong khàng chiến chống Pháp - Ảnh chụp màn hình

Phim tư liệu Hồ Chí Minh: Phác họa chân dung một chính khách được xây dựng theo quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ Đại hội Tours năm 1920 tới cuộc đấu tranh của Người chống chủ nghĩa thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam…

Thời gian Bác Hồ ở châu Âu được tường thuật qua các bức ảnh quý. Và quá trình thành lập Đảng cộng sản Đông Dương được tái hiện qua hàng loạt hình ảnh.

Tiếp theo, bộ phim đưa người xem tới khu vực miền núi nơi các dân tộc thiểu số Việt Nam sinh sống… Một phong trào kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo được tổ chức khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Câu chuyện về Hồ Chủ tịch được một nhóm dân ở Pác Bó nhớ lại, trong đó có người từng chịu trách nhiệm bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Nhiều thước phim quý hiếm về Bác Hồ thời kháng chiến chống Pháp - Ảnh chụp màn hình

Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, một số đoạn băng lưu trữ tái hiện thời khắc này cũng được sử dụng trong phim… Bộ phim tiếp tục đi qua cuộc chiến tranh Đông Dương với các hồ sơ mật của Lầu Năm Góc về việc Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Pháp và ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tại Việt Nam.

Phim thuật lại sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ và hình ảnh nhân dân ăn mừng chiến thắng.

Phim cũng mang tới những tư liệu quả về việc ký kết Hiệp định Genève với tài liệu lưu trữ và phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình.

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 5.

Phim kết thúc bằng hình ảnh bác những năm cuối đời và hình ảnh bản Di chúc của người - Ảnh chụp màn hình

Trong phim còn có một số đoạn về việc xây dựng đập Bắc Hưng Hải, mô tả thời kỳ Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam.

Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh bản Di chúc của Người, kêu gọi nhân dân Việt Nam tiếp tục giữ vững tinh thần cách mạng và duy trì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.

Lần đầu công chiếu những thước phim quý của Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 6.

Phim có nhiều hình ảnh đẹp và xúc động về chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh chụp màn hình

Gérard Guillaume là đạo diễn của nhiều phim tài liệu, phóng sự về Việt Nam như phim tài liệu Thế giới của Khoa (Le monde de Khoa), phản ánh về cái nhìn của một đứa trẻ đến từ đồng bằng sông Hồng về cuộc chiến tại miền Bắc Việt Nam. Bộ phim đã mang về cho ông giải thưởng Paul Vaillant-Couturier dành cho tác giả.

Ngoài ra, ông còn làm phóng sự Những con đường dẫn đến chiến thắng (Les chemins de la victoire), phóng sự về cuộc điều tra của Jane Fonda về những ảnh hưởng của các vụ thả bom của Mỹ và đặc biệt là phim tư liệu Hồ Chí Minh: Phác họa chân dung một chính khách.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, không gì dễ chịu hơn việc nhâm nhi một tô bingsu, món đá bào mịn màng phủ đầy các loại topping bắt mắt với hương vị ngọt ngào, mát lạnh.

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar