23/07/2025 16:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm rõ tin đồn Michael Jordan nói nên tước huy chương những người quỳ gối hát quốc ca

Mạng xã hội gần đây lan truyền thông tin huyền thoại bóng rổ người Mỹ Michael Jordan nói nên tước huy chương của những vận động viên quỳ gối khi hát quốc ca Mỹ, nhưng sự thật không phải như vậy.

Michael Jordan - Ảnh 1.

Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan - Ảnh: REUTERS

Ngày 3-7, một hình ảnh được chia sẻ trực tuyến bao gồm ảnh của ông Jordan và các vận động viên đang quỳ gối, kèm theo trích dẫn lời nói của huyền thoại bóng rổ này: "Bất kỳ vận động viên nào quỳ gối khi hát quốc ca của chúng ta nên bị tước huy chương".

Việc quỳ gối hát quốc ca Mỹ là hành động được Colin Kaepernick, cựu tiền vệ của Liên đoàn Bóng bầu dục quốc gia (NFL), khởi xướng năm 2016 để phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.

Kể từ đó, hành động này được nhiều vận động viên của nhiều đội bóng và môn thể thao khác lặp lại trên khắp thế giới khi hát quốc ca để thu hút sự chú ý của công chúng với cùng mục đích như ông Kaepernick.

Đại diện của ông Jordan chưa phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận về tin đồn, song Reuters xác nhận không có bằng chứng cho thấy ông Jordan từng phát biểu vận động viên quỳ gối khi hát quốc ca phải bị tước huy chương.

Michael Jordan - Ảnh 2.

Bài đăng sai sự thật về ông Jordan và việc vận động viên quỳ gối hát quốc ca Mỹ - Ảnh: REUTERS

Tin đồn này bắt nguồn từ nguồn tin thiếu xác thực và lan truyền trên mạng xã hội. Theo Reuters tìm hiểu, tin đồn này đã lan truyền trực tuyến ít nhất là từ ngày 27-8-2024.

Các bài đăng chia sẻ tin đồn dẫn nguồn từ các blog khác nhau, song các blog được đề cập không cung cấp bằng chứng chứng minh thông tin.

Các blog này đưa ra những giải thích mâu thuẫn và dẫn chứng mơ hồ về câu nói gốc được trích dẫn của ông Jordan.

Một số blog cho biết ông Jordan đã nói câu về việc tước huy chương trong "một cuộc phỏng vấn", trong khi số khác nói rằng ông phát biểu như vậy trong "một lần xuất hiện trước công chúng".

Ngày 22-7, Reuters cho biết không có báo cáo nào đáng tin cậy về việc câu nói trên là của ông Jordan.

Ông Jordan trước đây từng ủng hộ quyền bày tỏ chính kiến ôn hòa của vận động viên, và chưa bao giờ phản đối hành động quỳ gối trong các hoạt động thể thao.

Trong suốt sự nghiệp kéo dài ba thập kỷ, ông Jordan nổi tiếng là người kiềm chế về việc phát biểu công khai các vấn đề xã hội và chính trị. Tuy nhiên năm 2016, ông đã viết một lá thư cho nền tảng trực tuyến The Undefeated (hiện tại là Andscape) của kênh ESPN để bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của người Mỹ gốc Phi dưới tay cảnh sát, đồng thời cũng tức giận trước hành vi nhắm đến và giết hại cảnh sát.

Năm 2017, có một cuộc tranh luận công khai giữa các vận động viên Mỹ và Tổng thống Donald Trump, người nói rằng ông nghĩ NFL nên sa thải các vận động viên không đứng khi hát quốc ca. Khi đó ông Jordan đã nói với báo The Charlotte Observer rằng: "Những người thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách hòa bình không nên bị bôi nhọ hay tẩy chay".

Năm 2020, ông Jordan lặp lại với báo The Charlotte Observer về cam kết tài trợ 100 triệu USD trong 10 năm cho các tổ chức chuyên về bình đẳng chủng tộc, công lý xã hội và tiếp cận giáo dục về các vấn đề này.

Tóm lại, Reuters cho biết không có bằng chứng về việc ông Jordan nói rằng nên tước huy chương của các vận động viên quỳ gối hát quốc ca.

Không có chuyện Giáo hoàng Leo XIV đề cử Taylor Swift giải Nobel Hòa bình

Giữa tháng 7, một tin đồn lan truyền rộng rãi trên mạng cho rằng Giáo hoàng Leo XIV đã đề cử ca sĩ Taylor Swift cho giải Nobel Hòa bình, nhưng sự thật không phải vậy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Từ 1-7-2025, kẻ gian lợi dụng việc sắp xếp địa giới hành chính để lừa đảo công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Bột nghệ có giúp giảm cân không?

Nhiều công thức giảm cân với bột nghệ lan truyền trên mạng, nhưng các tuyên bố này là sai sự thật.

Bột nghệ có giúp giảm cân không?

Loài ốc biển màu tím hiếm gặp trôi dạt trên bờ biển Mỹ

Loài ốc biển tím Janthina mới đây đã trôi dạt vào bờ biển San Diego, gây chú ý vì lớp vỏ óng ánh như đá quý.

Loài ốc biển màu tím hiếm gặp trôi dạt trên bờ biển Mỹ

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cáo buộc ông Obama 'lập kế hoạch chống ông Trump'

Bà Tulsi Gabbard cáo buộc ông Obama thao túng tình báo để hạ uy tín ông Trump, nhưng việc này đã bị các chuyên gia kiểm chứng bác bỏ.

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cáo buộc ông Obama 'lập kế hoạch chống ông Trump'

Có thật Chính phủ Pháp trả lương hàng triệu USD cho người trông coi hải đăng La Jument?

Thông tin Pháp trả lương 1,2 triệu USD để tìm người trông coi tại hải đăng La Jument được các cơ quan liên quan bác bỏ.

Có thật Chính phủ Pháp trả lương hàng triệu USD cho người trông coi hải đăng La Jument?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar