16/05/2025 14:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bé trai sinh ra với tình trạng di truyền hiếm gặp vừa trở thành người đầu tiên trên thế giới được điều trị thành công bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR cá nhân hóa.

chỉnh sửa gene - Ảnh 1.

Bé KJ đã cho thấy dấu hiệu hồi phục và phát triển bình thường sau khi được điều trị bằng công nghệ chỉnh sửa gene - Ảnh: Bệnh viện Nhi Philadelphia

Một bé trai tại bang Pennsylvania (Mỹ) đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới, mở ra một chương mới cho y học cá nhân hóa và điều trị bệnh di truyền hiếm gặp.

Liệu pháp chỉnh sửa gene "thần tốc"

Theo CNN, ngay sau khi chào đời, bé KJ Muldoon được chẩn đoán mắc thiếu hụt enzym CPS1 - một rối loạn chuyển hóa cực hiếm, khiến cơ thể không thể loại bỏ amoniac dư thừa. Khi amoniac tích tụ trong máu có thể dẫn đến tổn thương não và tử vong. 

Ước tính chỉ có khoảng 1/1.000.000 trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này, và một nửa trong số đó không qua khỏi ngay từ những tháng đầu đời.

Đối mặt với nguy cơ mất con, vợ chồng anh Kyle và Nicole Muldoon, 34 tuổi, đã phải cân nhắc giữa một ca ghép gan phức tạp và đầy rủi ro, hoặc đồng ý cho con thử nghiệm một liệu pháp chưa từng có trong y văn.

"Chúng tôi đã cầu nguyện, tìm hiểu thông tin, hỏi ý kiến bác sĩ và cuối cùng quyết định đặt niềm tin vào khoa học", chị Nicole chia sẻ.

Ngay sau đó đội ngũ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP) và Penn Medicine đã phối hợp để phát triển một liệu pháp chỉnh sửa gene cá nhân hóa, dành riêng cho KJ, chỉ trong vòng 6 tháng. Đây là một tốc độ hiếm thấy trong nghiên cứu y sinh.

Liệu pháp sử dụng CRISPR, công cụ chỉnh sửa gene từng đoạt giải Nobel năm 2020. Nhưng thay vì cắt DNA như cách truyền thống, các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa cơ sở (base editing), phương pháp thay đổi chính xác một "chữ cái" sai trong mã di truyền thành chữ cái đúng mà không làm đứt chuỗi DNA, giúp giảm nguy cơ đột biến ngoài ý muốn.

"Việc tạo ra một liệu pháp cá nhân hóa trong thời gian ngắn như vậy là một bước tiến đột phá", bác sĩ Senthil Bhoopalan, chuyên gia liệu pháp gene tại Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude (Mỹ) nhận định.

Tháng 2-2025, bé KJ được truyền liều điều trị đầu tiên qua đường tĩnh mạch. Thuốc được đóng gói trong các hạt lipid nano siêu nhỏ, có khả năng đưa gene sửa đổi vào đúng tế bào gan. Trong ba tháng tiếp theo, bé tiếp tục nhận thêm hai liều tăng cường.

Kết quả vượt ngoài mong đợi: bé đã có thể ăn uống gần như bình thường, dùng ít thuốc hơn, hồi phục nhanh sau các đợt ốm, điều không tưởng với bệnh nhân mắc CPS1. Mỗi cử động nhỏ của bé như vẫy tay, lật người đều là niềm hạnh phúc vô bờ với gia đình và đội ngũ y, bác sĩ.

Mong chờ thành tựu mới

chỉnh sửa gene - Ảnh 2.

Các chuyên gia tin rằng thành công của trường hợp bé KJ sẽ là bước đệm cho hàng loạt liệu pháp tương tự trong tương lai - Ảnh: Jun Cen

Cho đến nay, bé KJ đã cho thấy dấu hiệu của sự hồi phục và phát triển bình thường. Tuy nhiên bác sĩ Rebecca Ahrens-Nicklas, chuyên gia điều trị tại CHOP, nhấn mạnh rằng các chuyên gia vẫn cần theo dõi lâu dài để đánh giá tính an toàn và hiệu quả bền vững của liệu pháp này.

Một trong những thách thức lớn của liệu pháp gene là chi phí phát triển cao, nên các công ty thường chỉ nhắm đến các bệnh phổ biến để đảm bảo lợi nhuận. Ví dụ, liệu pháp CRISPR đầu tiên được FDA Mỹ phê duyệt là để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Kiran Musunuru, thành viên nhóm nghiên cứu, nếu biết tận dụng công nghệ và dữ liệu sẵn có, việc phát triển liệu pháp cá nhân hóa không nhất thiết phải quá đắt đỏ. Ông cho biết tổng chi phí cho ca điều trị của KJ "không vượt quá" 800.000 USD, mức ngang với một ca ghép gan trung bình.

Các chuyên gia tin rằng thành công của trường hợp KJ sẽ là bước đệm cho hàng loạt liệu pháp tương tự trong tương lai. "Chúng ta sẽ không còn phải bắt đầu từ con số 0 mỗi lần nữa. Một khi đã xây dựng được nền tảng, những phương pháp mới sẽ được phát triển nhanh hơn, rẻ hơn", tiến sĩ Bhoopalan khẳng định.

Giáo sư thần kinh học Carlos Moraes từ Đại học Miami nhận định: "Trong vòng 5-10 năm tới, tôi tin rằng những rào cản lớn sẽ được vượt qua. Một khi có đột phá đầu tiên, mọi thứ sẽ tiến về phía trước như một khối thống nhất và đạt được nhiều thành tựu mới".

Trung Quốc ‘bật đèn xanh’ cho cây lương thực biến đổi gen

Trung Quốc đã lần đầu tiên chấp nhận mức độ an toàn của lúa mì biến đổi gen khi nước này thận trọng tiến tới việc phát triển thương mại các loại cây lương thực biến đổi gen.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar