05/07/2025 06:25 GMT+7

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

trẻ em - Ảnh 1.

Thói quen mút ngón tay nếu kéo dài có thể ảnh hưởng răng, hàm... của trẻ - Ảnh minh họa

Mút ngón tay là hành động tự nhiên, xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ, được các chuyên gia gọi là phản xạ mút. Thống kê cho thấy từ 25-50% trẻ 3-6 tuổi có thói quen này, và phần lớn sẽ tự chấm dứt trước 5 tuổi.

Tuy nhiên nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục, mút ngón tay có thể ảnh hưởng không tốt đến răng, hàm, phát âm, thẩm mỹ khuôn mặt và thậm chí cả tâm lý của trẻ. Tỉ lệ mắc thói quen xấu này thay đổi nhiều theo từng quốc gia khác nhau.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về thói quen này, tuy nhiên có thể liên quan đến một số yếu tố:

Bản năng sinh tồn: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể mút ngón tay. Đó là phản xạ sinh tồn giúp trẻ học cách bú mẹ, tìm kiếm cảm giác an toàn và dễ chịu.

Nhu cầu cảm xúc: Mút ngón tay là sự kích thích của môi và miệng để thỏa mãn về mặt tình cảm, và trẻ sơ sinh kết hợp việc mút ngón tay với cảm giác hài lòng như thỏa mãn cơn đói, sự gần gũi với cha mẹ và cảm giác an toàn. Khi buồn chán, căng thẳng hoặc không được mẹ ôm ấp, trẻ có xu hướng mút tay để tự trấn an mình.

Tập thói quen: Nếu không được đáp ứng đủ nhu cầu mút khi bú, trẻ có thể tìm đến ngón tay như một cách thay thế.

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ tự bỏ mút ngón tay khi lớn lên, đặc biệt là sau 4-5 tuổi. Tuy nhiên nếu thói quen kéo dài đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (6-7 tuổi trở đi) hoặc trẻ mút quá nhiều, quá mạnh, có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe răng miệng.

Mút ngón tay kéo dài ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Hậu quả của thói quen này phụ thuộc vào cường độ, tần suất và thời gian kéo dài của thói quen cũng như cách thức mút ngón tay (vị trí đặt ngón tay trong miệng). Trong các yếu tố này, thời gian kéo dài thói quen đóng vai trò quan trọng nhất. 

Các nghiên cứu cho thấy mút ngón tay tối thiểu 4-6 giờ một ngày với lực trung bình sẽ gây nên di chuyển răng. Do đó nếu trẻ mút ngón tay với một lực lớn nhưng không liên tục không gây di chuyển răng, trong khi trẻ mút liên tục trên 6 giờ sẽ gây di chuyển răng đáng kể.

Vì mút ngón tay thường chỉ diễn ra khi trẻ ở một mình, cần bí mật quan sát hành vi của trẻ lúc trẻ chơi một mình, ví dụ như thông qua video, thông qua cửa sổ quan sát hoặc kiểm tra đột xuất không báo trước cho trẻ.

Thói quen mút ngón tay tưởng chừng vô hại, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra hàng loạt vấn đề, cụ thể:

Tác động đến răng và hàm

• Răng cửa trên vểnh ra ngoài, răng dưới cụp vào trong: Do lực tác động của ngón tay lên các răng cửa và xương hàm, khiến các răng mọc lệch hướng, tăng khoảng cách giữa răng trên và dưới.

• Khớp cắn hở: Khi trẻ mút ngón tay thường xuyên, các răng cửa trên và dưới không thể tiếp xúc khi cắn, dẫn đến cắn hở, gây khó khăn cho ăn nhai và phát âm. Khi khớp cắn hở, có thể dẫn đến hiện tượng đẩy lưỡi thứ phát.

• Hàm trên hẹp, biến dạng: Lực mút kéo dài làm cung hàm trên bị bóp lại, có thể gây cắn chéo hàm, ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt.

• Ảnh hưởng đến phát âm: Trẻ có thể nói ngọng, khó phát âm chuẩn các âm như "s", "z", "t", do cấu trúc răng và hàm bất thường.

• Ngón tay bị biến dạng: Ngón thường mút sẽ dẹt hơn, da có thể bong tróc, khô hoặc ướt hơn các ngón khác.

Tác động đến tâm lý và xã hội

• Trẻ mút ngón tay khi lớn có thể bị bạn bè trêu chọc, giảm tự tin, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý.

• Một số nghiên cứu còn cho thấy trẻ có thói quen này khi vào lớp 1 thường có mức độ nhận thức xã hội thấp hơn bạn bè.

Các ảnh hưởng đến môi và cơ cằm

• Môi không khép hoàn toàn, môi trên ngắn và giảm trương lực. Môi trên bị thụ động trong khi nuốt.

• Trương lực môi dưới tăng do cơ cằm co mạnh trong khi nuốt, có thể thấy rõ nếp cằm.

• Môi dưới đặt ở phía sau các răng trước hàm trên do cơ cằm co mạnh khi nuốt.

• Môi dưới tiếp xúc với mặt trong của các răng trước hàm trên gây ra lực làm tăng độ cắn chùm và độ chìa của các răng trước trên.

Ảnh hưởng tới vị trí và chức năng của lưỡi

• Lưỡi đặt ở vị trí thấp.

• Tăng nguy cơ gây đẩy lưỡi do môi không khép kín và các răng cửa trên chìa thường gây đẩy lưỡi bù trừ để tạo ra chân không cần có trong khi nuốt.

Ở ngón tay: Khám thấy ngón tay bị mút to hẳn ra, dẹt và ướt giúp nha sĩ khẳng định thói quen này mà chưa cần phải hỏi trẻ hoặc bố mẹ.

Mút ngón tay cái gây tình trạng ngón tay dẹp, ướt - Ảnh minh họa


Làm sao để nhận biết trẻ mút ngón tay gây hại?

Các dấu hiệu nhận biết dễ thấy gồm:

• Trẻ mút tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi mệt mỏi, buồn ngủ, lo lắng hoặc ở một mình.

• Ngón tay thường mút có dấu hiệu sưng, dẹt, đỏ hoặc bong tróc vảy.

• Nhìn trong miệng thấy răng cửa trên vểnh ra, răng dưới cụp vào, có khe hở giữa hai hàm, răng mọc lệch, thậm chí trẻ nói ngọng.

• Đã qua 5 tuổi mà trẻ vẫn duy trì thói quen mút tay đều đặn.

Nếu thói quen mút ngón tay chấm dứt trước khi mọc răng cửa vĩnh viễn (khoảng 6-7 tuổi), đa phần các bất thường về răng sẽ tự điều chỉnh lại khi răng mọc mới. Nếu trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay khi răng vĩnh viễn đã mọc, cần sự can thiệp của bác sĩ răng hàm mặt.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ bỏ thói quen mút ngón tay?

Mục đích điều trị: Cải thiện chức năng nhai, cải thiện chức năng thẩm mỹ, tránh nhỏ răng tiền hàm vĩnh viễn nếu có chênh lệch xương ổ răng-răng, tạo điều kiện trưởng thành cho động tác nuốt, giúp lưỡi có tư thế sinh lý đúng.

Thông thường trẻ tự bỏ thói quen mút ngón tay nếu gia đình nhắc nhở, nếu trẻ không bỏ được thói quen này, nha sĩ nên nói chuyện trực tiếp với trẻ về thói quen. Trường hợp phải áp dụng các biện pháp điều trị thì thời điểm thích hợp là 4-6 tuổi. 

Tuy nhiên với những trẻ vừa trải qua stress hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nơi ở hay chuyển trường thì nên hoãn điều trị. Khi thói quen đã được loại bỏ trước khi các răng cửa mọc hoàn toàn, độ cắn chìa, cắn hở sẽ tự điều chỉnh trong quá trình mọc răng. 

Nguyên tắc quan trọng nhất: Không trách phạt, không gây áp lực mà phải đồng hành, động viên và khích lệ trẻ!

Các biện pháp điều trị cụ thể có thể là:

1. Giải thích, động viên trẻ:
Trò chuyện nhẹ nhàng, giải thích cho trẻ biết vì sao cần bỏ thói quen mút tay, nếu có thể, hãy lấy ví dụ hoặc cho trẻ xem hình ảnh hậu quả.

2. Treo thưởng:
Đặt ra mục tiêu nhỏ (ví dụ: một ngày không mút tay được thưởng 1 ngôi sao, 7 ngôi sao sẽ được phần thưởng lớn hơn). Sự khích lệ tích cực rất hiệu quả.

3. Nhắc nhở nhẹ nhàng:
Khi thấy trẻ mút tay, hãy nhắc trẻ đổi sang việc khác (ôm thú bông, cầm đồ chơi…).

4. Bôi chất gây vị lạ lên ngón tay:
Có thể dùng nước chanh, tinh dầu đắng, hoặc các sản phẩm dành cho trẻ em để bôi lên ngón thường mút, tạo cảm giác lạ, giúp trẻ nhớ không nên mút.

5. Đeo bao tay, băng ngón tay:
Đặc biệt vào ban đêm hoặc lúc trẻ ở một mình, giúp trẻ giảm dần hành động đưa tay lên miệng.

6. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả: Tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể làm các khí cụ đặc biệt đặt trong miệng để ngăn trẻ mút tay, kết hợp điều chỉnh lại các răng đã mọc lệch.

7. Trường hợp đặc biệt:
Nếu trẻ có vấn đề tâm lý kèm theo (stress, trầm cảm, hội chứng phát triển…), cần phối hợp điều trị với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa.

Lời khuyên từ chuyên gia

• Mút ngón tay là một phản xạ sinh lý bình thường, đừng vội trách phạt con trẻ.

• Nếu thói quen này kéo dài sau 5 tuổi hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường về răng, hàm, hãy đưa trẻ đi khám chuyên khoa răng hàm mặt càng sớm càng tốt.

• Sự kiên nhẫn, đồng hành, khích lệ của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ từ bỏ thói quen này.

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nam California cho thấy trẻ em tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar