29/05/2025 21:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà xa nhất vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) vừa lập kỷ lục mới trong hành trình khám phá vũ trụ, khi phát hiện thiên hà có khoảng cách xa nhất từng được con người quan sát, xuất hiện chỉ 280 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).

Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà xa nhất vũ trụ - Ảnh 1.

Việc phát hiện thiên hà xa nhất vũ trụ đầy bất ngờ này đang làm dậy sóng cộng đồng khoa học và đặt ra các câu hỏi lớn về cơ chế hình thành thiên hà thời kỳ sơ khai - Ảnh: NASA

Thiên hà mới được xác định có tên MoM-z14, hiện là thiên hà xa nhất từng được xác nhận bằng phương pháp phổ học (spectroscopy), theo một nghiên cứu công bố trên arXiv.

Với độ dịch đỏ (redshift) đạt 14,44, MoM-z14 vượt qua thiên hà giữ kỷ lục trước đó là JADES-GS-z14-0 (redshift 14,18). Con số này cho thấy ánh sáng từ MoM-z14 đã khởi hành từ vũ trụ sơ khai, chỉ 280 triệu năm sau Big Bang, và sau hành trình kéo dài hàng chục tỉ năm ánh sáng, mới đến được các cảm biến hồng ngoại của James Webb.

"Đây là một phát hiện đầy phấn khích. Nó xác nhận rằng có những thiên hà rất sáng xuất hiện từ thời kỳ cực kỳ sớm của vũ trụ", nhà vật lý thiên văn Charlotte Mason (Đại học Copenhagen, Đan Mạch) nhận định.

Từ khi đi vào hoạt động năm 2022, James Webb đã liên tục phát hiện nhiều thiên hà cổ sáng rực, vượt xa kỳ vọng ban đầu của các nhà khoa học. Những phát hiện này buộc giới nghiên cứu phải xem lại các lý thuyết về sự hình thành thiên hà trong 500 triệu năm đầu tiên của vũ trụ.

"Quần thể thiên hà bất ngờ này đang làm dậy sóng cộng đồng khoa học và đặt ra các câu hỏi lớn về cơ chế hình thành thiên hà thời kỳ sơ khai", nhóm nghiên cứu viết trong công bố.

MoM-z14 được xác định là một thiên hà có kích thước chỉ khoảng 240 năm ánh sáng, nhỏ hơn dải Ngân hà tới 400 lần, và có khối lượng tương đương với Đám mây Magellan nhỏ, một thiên hà vệ tinh của chúng ta.

Mặc dù nhỏ bé nhưng MoM-z14 lại phát ra ánh sáng rất mạnh, được quan sát vào thời điểm nó đang trải qua một giai đoạn bùng nổ hình thành sao. Thành phần hóa học của nó cũng rất giàu nitơ, giống với các cụm sao cầu cổ xưa trong dải Ngân hà. Điều này cho thấy các ngôi sao có thể đã hình thành theo cách tương tự từ thời kỳ rất sớm của vũ trụ.

Các nhà nghiên cứu cho biết MoM-z14 chỉ là khởi đầu. Nhiều thiên hà có độ dịch đỏ cao hơn có thể sẽ được phát hiện trong tương lai gần, đặc biệt khi kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman, với khả năng khảo sát diện rộng, dự kiến được phóng lên vào năm 2027.

Tuy nhiên, chính James Webb cũng có thể tự phá kỷ lục của mình trước khi kính Roman đi vào hoạt động.

"Những độ dịch đỏ vũ trụ từng được cho là không thể giờ đây không còn xa vời. James Webb đang mở ra những chương hoàn toàn mới trong hành trình khám phá vũ trụ thuở sơ khai", các nhà thiên văn kết luận. 

Phát hiện thiên hà 'em song sinh' xa nhất của Dải Ngân Hà

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Geneva (UNIGE) dẫn đầu vừa phát hiện một thiên hà xoắn ốc ở khoảng cách xa nhất từng được quan sát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước ép bông cải xanh có thực sự chống ung thư như mạng ca ngợi?

Trào lưu uống nước ép bông cải xanh để chống ung thư lan rộng từ các hội nhóm ăn lành mạnh cho đến TikTok, Instagram.

Nước ép bông cải xanh có thực sự chống ung thư như mạng ca ngợi?

Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một thiên thể khổng lồ mới nằm ngoài quỹ đạo của sao Diêm Vương. Nếu giả định 'Hành tinh thứ 9' thực sự tồn tại, nó nằm xa Mặt trời hơn nhiều so với dự đoán, hoặc đã bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt trời từ lâu.

Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Các nhà thiên văn học cho biết đã lần đầu tiên quan sát được khoảnh khắc các hành tinh bắt đầu hình thành xung quanh một ngôi sao xa xôi, hé lộ quá trình làm sáng tỏ sự ra đời của Hệ Mặt trời.

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Các nhà khoa học vừa phát hiện một cấu trúc hoàn toàn mới trong tế bào người, có vai trò như một trạm trung chuyển nội bào, giúp tế bào sắp xếp, loại bỏ và tái chế các vật liệu bên trong.

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Các nhà khoa học phát hiện một vụ sáp nhập hố đen có khối lượng lớn gấp hơn 225 lần khối lượng Mặt trời vừa xảy ra.

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar