16/05/2025 19:42 GMT+7

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

Voyager 1 - Ảnh 1.

Hình mô phỏng tàu Voyager 1 trong vũ trụ - Ảnh: NASA

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thực hiện một kỳ tích đáng kinh ngạc khi sửa chữa thành công bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay của tàu Voyager 1 dù các động cơ này đã không hoạt động kể từ năm 2004, theo trang IFLScience ngày 15-5.

Họ đã làm được kỳ tích đó ngay trước khi ăng ten dùng để liên lạc giữa NASA với tàu Voyager 1 và tàu song sinh của nó là Voyager 2 ngừng hoạt động để nâng cấp từ ngày 4-5 và kéo dài đến tháng 2-2026.

Kể từ ngày 5-9-1977, tàu Voyager 1 đã "lang thang" khắp vũ trụ. Các bộ động cơ đẩy của Voyager 1 rất quan trọng để giữ ăng ten tàu luôn hướng về phía Trái đất. Bên trong các bộ động cơ đẩy này có các động cơ đẩy xoay (động cơ phụ để kiểm soát chuyển động xoay của con tàu).

Tuy nhiên, vào năm 2004, hai bộ gia nhiệt nhỏ bên trong các động cơ đẩy xoay bị mất điện và sự cố này được xem là không thể khắc phục. Kể từ đó, Voyager 1 đã phải dùng đến các động cơ đẩy xoay dự phòng.

Các kỹ sư phụ trách Voyager 1 lo ngại rằng tình trạng tắc nghẽn do cặn bã có thể khiến các động cơ dự phòng ngừng hoạt động vào mùa thu năm nay. Do đó họ đã tìm cách khôi phục các động cơ đẩy xoay chính đã ngừng hoạt động 21 năm qua.

Việc tạm dừng ăng ten để nâng cấp nói trên khiến nhóm kỹ sư phải xem xét lại vấn đề về động cơ đẩy xoay chính. Nhóm tin rằng sự nhiễu mạch có thể đã làm đảo ngược công tắc trong hệ thống và nếu họ có thể đảo ngược điều đó lần nữa bằng lệnh thì có khả năng chúng sẽ hoạt động trở lại.

Nhóm kỹ sư NASA đã chấp nhận mạo hiểm khi sửa chữa động cơ đẩy xoay chính của con tàu do sẽ có thể gây ra một vụ nổ nếu tàu vận hành không đúng dự đoán. Đây là một công việc rất khó khăn, chưa kể đến việc truyền tín hiệu giữa Trái đất và Voyager 1 mất hơn 23 giờ mỗi lượt.

May mắn thay, các động cơ đẩy xoay chính đã hoạt động trở lại. "Đây là một phép màu nữa bên cạnh chính bản thân tàu Voyager 1", kỹ sư Todd Barber, liên quan đến sứ mệnh Voyager 1, cho biết.

Con tàu du hành xa nhất trước nay

Sau khi hoàn thành sứ mệnh chính được NASA đề ra lúc ban đầu là quan sát các hành tinh khí khổng lồ, tàu Voyager 1 đã tiếp tục chuyến du hành và đi xa hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào khác, với khoảng cách hiện nay là 25 tỉ km so với Trái đất.

Hiện nay, nhiều thiết bị hay chức năng ban đầu của tàu đã bị tắt do không còn cần thiết nữa trong khi một số khác đã ngừng hoạt động.

Gặp sự cố, tàu Voyager 1 dùng thiết bị cũ từ năm 1981 để liên lạc NASA gây kinh ngạc

NASA bị mất liên lạc với tàu thăm dò Voyager 1 gần một tuần, con tàu đã gây kinh ngạc khi dùng một thiết bị cũ chưa từng được sử dụng kể từ năm 1981 để gửi tín hiệu về Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar