24/03/2019 09:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không phải chấn chỉnh, cần có cuộc chấn hưng Phật giáo

MINH TỰ
MINH TỰ

TTO - Những ngày này, nhiều tiếng nói có lương tri và trách nhiệm đang đề nghị Phật giáo Việt Nam cần phải thực hiện một cuộc chấn hưng như đã từng thực hiện vào đầu thế kỷ 20.

Cơn nhức nhối từ tục dâng sao giải hạn bị biến thành "dịch vụ tâm linh" rằm tháng giêng ở chùa Phúc Khánh, Quán Sứ chưa nguôi thì đã xuất hiện pháp thỉnh "oan gia trái chủ" ở chùa Ba Vàng. Và, tình hình này có lẽ vẫn chưa dừng lại.

Bởi vì những trò "trục lợi tâm linh" đó không phải mới xuất hiện, mà nó đã trở thành một lễ hội, "lễ hội của ma quỷ", cứ tháng giêng hằng năm lại trỗi dậy quấy phá chùa chiền, làm hại chúng sanh.

Dân tình lại lên tiếng, truyền thông tiếp tục phản ánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại "ra văn bản" chấn chỉnh, cơ quan chức năng của Nhà nước lại "vào cuộc".

Nhưng, tháng giêng năm sau vẫn "bổn cũ soạn lại", "lễ hội ma quỷ" vẫn đến hẹn lại lên. 

Đến lúc này thì không một ai có thể tin rằng tháng giêng năm sau chùa chiền sẽ không còn cảnh đau lòng đó nữa. 

Cũng như lúc này ai cũng có thể nghĩ rằng không chỉ có một ngôi chùa Ba Vàng với pháp thỉnh "oan gia trái chủ", mà rất có thể còn những "pháp môn" kỳ quặc hơn đang "hoằng bá" ở trong một hay nhiều ngôi chùa nào đó nữa.

Một vị giáo sư ở Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ rằng tình hình là đang có nhiều Ba Vàng, nếu không giải quyết một cách căn bản thì chỉ là "ném đá ao bèo" và như thế sẽ nguy ngập cho cả Phật giáo lẫn dân tộc.

GS Đỗ Quang Hưng - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - cho rằng cần phải có một cuộc chấn hưng Phật giáo và những "triệu chứng" nhức nhối hiện nay chính là cơ hội để thực hiện cuộc điều trị căn bệnh "nan y mãn tính" đó.

Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam cũng đã có lúc thịnh lúc suy, cũng bao lần pháp nạn. Những lúc suy vi như thế, Phật giáo Việt Nam luôn ra đời một cuộc chấn hưng. 

Trong đó, cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 (bắt đầu từ năm 1920 đến thập niên 1950) được xem là lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. 

Phật giáo từ chỗ là quốc giáo của Việt Nam đã trở nên suy yếu, kéo theo nhiều hệ lụy như: tăng đồ làm điều trái giáo lý nhà Phật, mê tín tràn ngập chùa chiền...

Trước tình cảnh lúc đó, các vị chân tu đã bước ra khỏi chùa để thực hiện một cuộc chấn hưng đạo pháp, cứu vãn Phật giáo nước nhà.

Cuộc chấn hưng được khởi phát từ miền Nam ra miền Trung rồi đến miền Bắc và sau đó lan tỏa khắp cả nước. Bền bỉ qua hơn 30 năm, Phật giáo mới trở lại chính đạo, ngôi chùa đã được trả lại cho tăng chúng và phật tử, và nguyên khí nước Việt mới phục hồi.

Từ đó, cuộc chấn hưng đã lắng xuống thành dòng chảy ngầm, âm thầm tưới tắm cho đạo pháp tươi tốt qua bao khổ nạn của chiến tranh và cả trong hòa bình.

Vì lẽ đó, những ngày này, nhiều tiếng nói có lương tri và trách nhiệm đang đề nghị Phật giáo Việt Nam cần phải thực hiện một cuộc chấn hưng như đã từng thực hiện vào đầu thế kỷ 20.

Chấn hưng, chứ không phải là chấn chỉnh!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar