18/07/2025 17:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không có bằng chứng vắc xin COVID‑19 gây 'VAIDS'

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin rằng một nghiên cứu đã liên kết vắc xin COVID-19 với hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vắc xin (VAIDS) ở trẻ em, song sự thật hoàn toàn không đúng.

COVID - Ảnh 1.

Bài viết chứa thông tin sai sự thật về vắc xin COVID-19 và bệnh VAIDS lan truyền trên mạng xã hội - Ảnh: AAP/FACEBOOK

Nhiều người dùng mạng xã hội đã lan truyền bài viết có tiêu đề "Nghiên cứu chính thức liên kết các vắc xin COVID-19 với VAIDS ở trẻ em", đăng trên trang web của The People's Voice.

Bài viết cho rằng nghiên cứu đã phát hiện "mối liên hệ đáng lo ngại" giữa "vắc xin COVID-19 và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (VAIDS) ở trẻ em", đồng thời tuyên bố nguy cơ mắc bệnh tự miễn tăng 23% ở những trẻ đã tiêm ít nhất một liều.

Ngày 17-7, các chuyên gia của Hãng thông tấn AAP (Úc) cho biết thông tin trong bài viết của The People's Voice đang lan truyền trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật.

Nghiên cứu thực tế không đề cập tới "VAIDS" và các tác giả nghiên cứu cũng bác bỏ điều đó.

Cụ thể, nghiên cứu gần 500.000 hồ sơ bệnh án từ 1 - 21 tuổi của Israel trong giai đoạn năm 2014 - 2022, đăng trên tạp chí Pediatric Rheumatology, chỉ phân tích mối liên hệ giữa bệnh tự miễn ở trẻ em với tình trạng mắc COVID-19 và tiêm chủng.

Bà Cynthia Freiberg, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết bài viết của The People's Voice đã hoàn toàn xuyên tạc kết quả nghiên cứu - vốn không hề định nghĩa hay đề cập đến thuật ngữ "VAIDS" trong phương pháp luận hoặc kết luận.

Cụm từ viết tắt "AIDs" trong nghiên cứu thực chất chỉ các bệnh tự miễn.

Nghiên cứu không phát hiện mối liên hệ giữa việc mắc COVID-19 và nguy cơ mắc bệnh tự miễn. Tuy vậy, bà Freiberg cho biết có mối liên hệ thống kê giữa tiêm vắc xin COVID-19 và "một mức tăng rất nhỏ" nguy cơ mắc bệnh tự miễn ở trẻ em sau tiêm.

Cụ thể, nếu 9 trong 1.000 người chưa tiêm mắc bệnh tự miễn (0,9%) thì tỉ lệ này ở nhóm đã tiêm là 11 trong 1.000 (1,1%). Kết quả này không chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa vắc xin COVID-19 và bệnh tự miễn, và cần được diễn giải cẩn trọng.

Bà Freiberg nhấn mạnh con số "nguy cơ tăng 23%" được The People's Voice nêu là hoàn toàn sai lệch.

Ngoài ra, một cuộc kiểm chứng của Reuters năm 2022 cũng khẳng định các tuyên bố rằng tiêm chủng gây AIDS hay VAIDS là vô căn cứ.

Thông tin Microsoft mua chất thải của người để giảm lượng khí thải carbon là thật

Microsoft tìm cách giảm lượng khí thải carbon khổng lồ của tập đoàn này bằng cách bơm chất thải của con người xuống độ sâu hơn 1.500m dưới lòng đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin cháu gái cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bị bắt vì buôn ma túy là bịa đặt

Vụ việc cháu gái bà Nancy Pelosi bị bắt do buôn lậu ma túy được tổ chức kiểm chứng xác nhận là không có thật.

Tin cháu gái cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bị bắt vì buôn ma túy là bịa đặt

Ăn 100g vải mỗi ngày có giúp giảm mỡ bụng không?

Một bài đăng trên mạng xã hội tuyên bố rằng việc ăn 100g quả vải mỗi ngày có thể giúp "đốt cháy mỡ bụng" hiệu quả.

Ăn 100g vải mỗi ngày có giúp giảm mỡ bụng không?

EVNHANOI triển khai cuộc gọi định danh chống lừa đảo

EVN Hà Nội dùng Voice Brandname để ngăn mạo danh nhân viên, bảo vệ khách hàng trước các cuộc gọi lừa đảo ngày càng tinh vi.

EVNHANOI triển khai cuộc gọi định danh chống lừa đảo

Trường đại học Tây Nguyên không có chương trình trao đổi sinh viên với Đức

Lãnh đạo Trường đại học Tây Nguyên khẳng định chưa có văn bản nào liên quan đến việc thông báo sinh viên trúng tuyển chương trình 'trao đổi sinh viên quốc tế với Đức', và cho biết đây là hành vi giả mạo.

Trường đại học Tây Nguyên không có chương trình trao đổi sinh viên với Đức

Thông tin Microsoft mua chất thải của người để giảm lượng khí thải carbon là thật

Microsoft giảm lượng khí thải carbon khổng lồ bằng cách bơm chất thải của con người xuống lòng đất.

Thông tin Microsoft mua chất thải của người để giảm lượng khí thải carbon là thật

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh gì, phòng tránh ra sao?

Chứng suy tĩnh mạch mạn tính mà Tổng thống Trump đang mắc phải vốn là tình trạng thường gặp ở người trên 70 tuổi.

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh gì, phòng tránh ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar