17/07/2025 19:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khảo sát gây lo ngại: Nhiều thanh thiếu niên Mỹ chọn 'tâm sự' với AI thay vì con người

Khảo sát cho thấy 33% thanh thiếu niên Mỹ đã chia sẻ những vấn đề nghiêm túc với AI thay vì con người, 24% tiết lộ thông tin cá nhân như tên thật và địa điểm...

Khảo sát gây lo ngại: Nhiều thanh thiếu niên Mỹ chọn 'tâm sự' với AI thay vì con người - Ảnh 1.

Hai người sử dụng điện thoại di động ở Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha ngày 1-2-2024. (Ảnh: Reuters)

Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 16-7, gần 72% thanh thiếu niên Mỹ trong độ tuổi 13-17 từng sử dụng các ứng dụng "bạn đồng hành trí tuệ nhân tạo (AI)", một dạng chatbot được thiết kế để tạo dựng mối quan hệ cá nhân với người dùng.

Khảo sát do tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media thực hiện trên 1.060 thanh thiếu niên cho thấy có sự phổ biến đáng kể của các nền tảng như Character.AI, Replika và Nomi - vốn khác với trợ lý ảo truyền thống ở khả năng có thể xây dựng kết nối cảm xúc và trò chuyện thân mật. 

Kết quả khảo sát cho thấy trong số này có hơn một nửa sử dụng các nền tảng trên một cách thường xuyên, bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về tác động đối với sức khỏe tâm thần cũng như an toàn dữ liệu.

Khoảng 30% những người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng các chatbot vì lý do giải trí, trong khi 28% bị hấp dẫn bởi sự tò mò công nghệ. 

Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ ra nhiều hành vi đáng quan ngại, chẳng hạn như 33% thanh thiếu niên đã chia sẻ những vấn đề nghiêm túc với AI thay vì con người, 24% tiết lộ thông tin cá nhân như tên thật và địa điểm, và 34% từng cảm thấy không thoải mái với nội dung mà chatbot tạo ra.

Báo cáo nêu rõ dù chỉ có một tỉ lệ nhỏ người dùng gặp phải rủi ro nhưng với mức độ phổ biến rộng rãi hiện nay, vẫn có nguy cơ sẽ có những thanh thiếu niên có thể đối mặt với tác động tiêu cực. 

Báo cáo cũng cho thấy có sự khác biệt theo độ tuổi khi nhóm 13-14 tuổi có xu hướng tin tưởng vào lời khuyên của AI nhiều hơn so với nhóm 15-17 tuổi. Dù vậy, phần lớn thanh thiếu niên vẫn giữ cái nhìn tỉnh táo, với 2/3 số người được hỏi nhận định tương tác với AI không thỏa mãn bằng trò chuyện với con người và 80% cho biết đã dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè thực sự.

Trước những phát hiện này, Common Sense Media khuyến nghị không nên để người dưới 18 tuổi sử dụng "bạn đồng hành AI" nếu chưa có các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.

Tencent dùng AI 'tuần tra nửa đêm' chặn trẻ em thức khuya chơi game

TTO - Gã khổng lồ trong ngành game online Trung Quốc đã triển khai tính năng nhận diện khuôn mặt để ngăn chặn trẻ em chơi game từ 22h hôm trước đến 8h sáng hôm sau. "Các em, hãy cất điện thoại và đi ngủ", Tencent kêu gọi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: AI chatbot Chatbot AI

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt dùng lợi thế gì để cạnh tranh trên thị trường camera AI?

Với nhu cầu sử dụng camera AI đang trở nên bùng nổ, doanh nghiệp Việt Nam không nằm ngoài cuộc chơi, dùng ưu thế "bản địa" làm thế mạnh cạnh tranh.

Doanh nghiệp Việt dùng lợi thế gì để cạnh tranh trên thị trường camera AI?

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

'Trợ lý' AI chép bài, sinh viên chỉ cần nghe giảng

'Trợ lý' AI Otter.ai giúp sinh viên tập trung nghe giảng bài mà không cần ghi chép.

'Trợ lý' AI chép bài, sinh viên chỉ cần nghe giảng

FPT ‘phủ cam’ toàn quốc: 1000 lời chào sáng tạo đậm bản sắc Việt

Từ thành phố đến những bản làng xa xôi, hàng trăm biển OOH màu cam mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương đang “phủ sóng” mạnh mẽ khắp Việt Nam.

FPT ‘phủ cam’ toàn quốc: 1000 lời chào sáng tạo đậm bản sắc Việt

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Từ những nhân vật hoạt hình biết nói, biết hát đến những người nổi tiếng không tồn tại thật, idol ảo đang vươn lên thành ngôi sao mạng xã hội nhờ công nghệ AI và kiếm tiền như người thật.

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Cảnh báo các chiêu lừa đảo qua điện thoại: giả danh ngân hàng, công an, điện lực để chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu, thông tin cá nhân và không chuyển tiền khi chưa xác minh.

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar