02/07/2025 12:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày - Ảnh 1.

AI tham gia ngày càng nhiều vào quy trình điều chế nước hoa

AI đang được nhiều start-up nước hoa dùng để phân tích, đề xuất và mô phỏng công thức mùi hương dựa trên dữ liệu lớn. Hệ thống không có khứu giác, nhưng có thể "ngửi" bằng thuật toán, dự đoán phản ứng cảm xúc của người dùng và tối ưu hóa từng lựa chọn. 

Điều từng là đặc quyền của các "nhà điều chế" dày dạn kinh nghiệm giờ đây được tái tạo bằng mô hình học sâu, mở ra tương lai nơi nước hoa có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, mùa trong năm hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI mô phỏng cảm xúc bằng dữ liệu hương thơm

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, công nghệ đứng sau xu hướng này là các mô hình học máy, các mô hình được huấn luyện trên dữ liệu mô tả hương liệu, cảm nhận người dùng, phân loại thị trường và ngữ cảnh sử dụng. 

Thay vì trực tiếp cảm nhận mùi, AI "hiểu" thông qua các mô hình vector: Mỗi thành phần hương như cam bergamot, gỗ đàn hương hay hoa nhài được biểu diễn bằng thông số liên quan đến độ lưu hương, độ lan tỏa, tầng hương và phản ứng cảm xúc.

Học sâu (deep learning) cho phép AI phát hiện ra các mối tương quan phức tạp mà người điều chế khó nhận ra bằng kinh nghiệm đơn thuần. Ví dụ, hệ thống có thể nhận thấy rằng nhóm người trẻ ở khu vực khí hậu nóng có xu hướng thích hương cam nhẹ kết hợp với xạ hương, từ đó đưa ra gợi ý pha chế tối ưu cho thị trường đó. AI cũng có thể phát hiện các tổ hợp mùi chưa từng được kết hợp, nhưng có tiềm năng tạo ấn tượng mạnh.

Điều đặc biệt là hệ thống không chỉ phân tích thành phần, mà còn mô phỏng phản ứng người dùng. Một công thức không cần điều chế thật để kiểm nghiệm AI có thể chạy hàng ngàn mô phỏng dựa trên dữ liệu nhân tạo, chọn ra các công thức khả thi nhất để thử nghiệm vật lý sau cùng. Quá trình từng kéo dài hàng tháng, nay chỉ còn tính bằng ngày.

Một trong những ví dụ nổi bật cho xu hướng này là Osmo, start-up tại Mỹ chuyên ứng dụng AI trong sáng tạo mùi hương. Họ phát triển mô hình phân tích phản hồi cảm xúc kết hợp với số hóa phân tử hương, qua đó rút ngắn quy trình tạo mẫu nước hoa còn 48 giờ. Osmo đã công bố rộng rãi thành quả này, không chỉ như một bước tiến kỹ thuật mà còn là thông điệp về sự đổi mới trong ngành nước hoa vốn truyền thống và thủ công.

Không chỉ Osmo, các tập đoàn mùi hương hàng đầu như Givaudan, DSM-Firmenich, IFF hay Symrise cũng đã tích hợp AI vào quy trình sáng tạo. IBM hợp tác với Symrise để phát triển Philyra, hệ thống AI từng giúp hãng O Boticário (Brazil) cho ra mắt loại nước hoa được điều chế bởi trí tuệ nhân tạo. Givaudan dùng Carto, một nền tảng gợi ý mùi hương dựa trên dữ liệu, để hỗ trợ các nhà pha chế chuyên nghiệp tối ưu hóa sáng tạo.

Tùy biến hương thơm theo tâm trạng, thời tiết, cá tính

Sự kết hợp giữa AI và dữ liệu hành vi người dùng mở ra khả năng cá nhân hóa chưa từng có trong ngành nước hoa. Một số nền tảng hiện nay cho phép người dùng nhập sở thích, thời điểm sử dụng, thậm chí cả… playlist nhạc, và hệ thống sẽ đề xuất mùi hương phù hợp

Những yếu tố cảm xúc như "muốn thư giãn", "cần tự tin", "chuẩn bị đi hẹn hò" đều có thể được gán với các tổ hợp mùi tương ứng mà AI đã học từ hành vi người dùng trước đó.

Ở một số thị trường tiên phong, nước hoa còn có thể điều chỉnh theo thời tiết: trời mưa sẽ gợi ý mùi ấm áp, trời nắng chuyển sang hương mát nhẹ. Một số thiết bị cá nhân đang thử nghiệm khả năng kết hợp AI với cảm biến sinh học để điều chế mùi theo nhịp tim hoặc trạng thái căng thẳng.

Khác với sản xuất đại trà, quy trình này cho phép sản xuất số lượng nhỏ theo từng đơn đặt hàng nhưng vẫn nhanh và chính xác nhờ tối ưu tự động. Người dùng vừa được trải nghiệm hương thơm phù hợp cá nhân, vừa có cảm giác độc quyền trong từng chai nước hoa.

AI tái định nghĩa quy trình sáng tạo mùi hương

Trái với lo ngại về việc AI sẽ thay thế nghệ thuật chế tác nước hoa, thực tế cho thấy công nghệ này chủ yếu đóng vai trò tăng tốc và mở rộng biên độ sáng tạo. Người điều chế giờ đây có thể dùng AI như một cộng sự giúp sàng lọc hàng trăm công thức chỉ trong vài giờ, tìm ra những lựa chọn độc đáo và hợp lý để hoàn thiện.

Khi AI ngày một giỏi, nhân viên cần làm gì để 'sinh tồn'?

Bạn từng nghĩ mình viết tốt, có gu, biết lập trình, thiết kế ổn. Rồi AI viết hay hơn, chỉnh ảnh đẹp hơn, code logic chuẩn hơn. Và thế là bạn bắt đầu tự hỏi: Khi mọi thứ đều có AI làm giỏi hơn, rốt cuộc bạn giỏi điều gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Ngay sau khi cập nhật về địa phương được thay đổi trên VNeID, nhiều người vô tư chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng mà không ngờ mình có thể là 'miếng mồi ngon' cho những kẻ lừa đảo.

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho hay tập đoàn này sẽ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam (pha 1) có thông tin về 600 công nghệ chào bán dưới dạng thiết bị, máy móc; 50 nhu cầu tìm mua công nghệ; 150 chuyên gia tư vấn và môi giới công nghệ.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất cơ chế đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đơn giản, linh hoạt hơn.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar