28/10/2023 15:34 GMT+7

Khai thông đường ven sông Sài Gòn: ‘Đừng để chậm hơn nữa’

Đừng để chậm hơn nữa - là ý kiến của kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị về vấn đề phát triển đường ven sông Sài Gòn. Đặc biệt sau đề nghị dỡ tường chắn đường ven sông Saigon Pearl - Vinhomes của Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: "Vấn đề của TP.HCM hiện nay là đang đi chậm so với sự phát triển, con sông dường như đã bị bỏ quên một thời gian dài" - Ảnh: CHÂU TUẤN

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: "Vấn đề của TP.HCM hiện nay là đang đi chậm so với sự phát triển, con sông dường như đã bị bỏ quên một thời gian dài" - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về tính cấp bách của việc phát triển tổng thể đường ven sông Sài Gòn, kiến trúc sư HỒ THIỆU TRỊ nói: "Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển đường ven sông Sài Gòn còn nhiều hạn chế.

Người dân chỉ đi dạo được từ đường Nguyễn Huệ đổ xuống quảng trường Mê Linh, hay ngược lên Tôn Đức Thắng tới cầu Ba Son rồi quay trở về bến Vân Đồn. Đây quả là điều đáng tiếc".

* Ông nhận định thế nào trước đề xuất tháo dỡ bức tường ngăn cách khu dân cư Saigon Pearl - Vinhomes để thông suốt đường ven sông Sài Gòn?

- Có thể thấy những đoạn đường ven sông hiện có rất ngắn, chưa đóng góp nhiều cho sinh hoạt, cảnh quan của khu trung tâm TP.HCM. Vì vậy, việc chúng ta tháo dỡ bức tường ngăn cách khu dân cư Saigon Pearl - Vinhomes, kết nối với các đoạn đường ven sông đã có sẵn là hợp lý.

Hơn thế nữa, thành phố có thể xây dựng thêm đoạn đường ven sông từ cầu Ba Son tới cầu Sài Gòn về hướng Thanh Đa, thậm chí là về huyện Củ Chi.

Hành lang của các khu vực trên đều có những quỹ đất đang phát triển dọc theo, tất cả đều là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng.

Sự phát triển bờ sông sẽ kéo theo sự phát triển của những quận huyện mà nó đi qua, tạo thành một sự phát triển tổng thể cho cả TP.HCM.

* Thưa ông, việc quy hoạch, phát triển khu vực ven sông Sài Gòn, đặc biệt qua đoạn trung tâm TP.HCM cần lưu ý những gì?

- Dọc theo sông Sài Gòn, chúng ta sẽ đi qua khu trung tâm TP. Đây là nơi thu hút du lịch và chắc chắn một điều đoạn sông này phải được xây dựng các công trình có điểm nhấn. Bài toán của chúng ta đa dạng hơn vì sông Sài Gòn trải dài, uốn khúc, trải dài qua nhiều khu vực.

Mỗi một vùng khi quy hoạch sẽ có những công trình tạo điểm nhấn. Đơn cử như ở nước Pháp có con sông Seine bao bọc quanh Paris. Điểm nhấn của khu vực trung tâm này là tháp Eiffel cùng nhiều công trình kiến trúc đặc biệt khác.

Vấn đề phát triển đường ven sông không chỉ đơn thuần là bờ đê, đường đi bộ mà chúng ta phải nghĩ tới sự phát triển sâu hơn về không gian, xã hội để làm nổi bật lên hình ảnh của TP.

Một khu vực đường ven sông Sài Gòn đã có sẵn (đoạn bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một khu vực đường ven sông Sài Gòn đã có sẵn (đoạn bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU TUẤN

* Hiện nay, một số khu vực ven sông Sài Gòn "mọc" lên các công trình, lấn chiếm hành lang ven sông. Đây đang là thách thức không nhỏ cho công tác quản lý và phát triển, đặc biệt ở một "siêu đô thị" như TP.HCM…

- Việc TP cần làm ngay lúc này là đẩy nhanh nghiên cứu, quy hoạch kiến trúc của con sông và vùng ven sông. Nếu không có quy hoạch mà cứ xây dựng ngổn ngang thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Đến lúc muốn làm đẹp thì lại giải tỏa, dỡ bỏ đi thì sẽ gây tốn kém nhiều hơn.

Nguyên tắc của những thành phố phát triển trên thế giới là phát triển dọc theo những con sông, có những không gian cho tuyến giao thông ven sông. Diện tích rộng hẹp bao nhiêu tùy theo địa thế từng vùng, từng thành phố.

Còn ở TP.HCM theo quy hoạch lúc trước chỉ cần 20m tính từ ven sông, sau này yêu cầu 50m. Có những khu vực 20m đã bị lấn chiếm thì việc giải quyết bài toán này trở nên khó khăn hơn.

Do đó, cần phát triển khu vực ven sông thích ứng theo từng khu vực. Hầu như ai cũng mong muốn từ ven sông trở vào phải có khoảng không gian rộng, con đường và cảnh quan khang trang.

Việc cần thiết, không thể chậm trễ hơn vào lúc này là phải kết nối thông suốt bắt đầu từ những đoạn sẵn có dọc ven sông Sài Gòn.

Hơn 4.000 tỉ đồng đầu tư đường ven sông Sài Gòn

Bên cạnh đề xuất tháo dỡ bức tường ngăn cách khu dân cư Saigon Pearl - Vinhomes khai thông đường ven sông, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đã phối hợp với đơn vị liên quan nghiên cứu phương án đầu tư đường ven sông Sài Gòn đoạn qua khu vực trung tâm.

Cụ thể, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn dài khoảng 1,95km, quy mô rộng 35m với tổng mức đầu tư khoảng 1.781 tỉ đồng. Đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Triệu với chiều dài khoảng 1,98km, rộng từ 20 - 35m với khoảng 2.271 tỉ đồng.

Việc đầu tư tuyến đường ven sông theo đúng lộ giới quy hoạch, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Kinh Thanh Đa để kết nối vào quốc lộ 13 (dự án BOT quốc lộ 13 đã được HĐND TP thông qua) là thực sự cần thiết.

Đường ven sông qua Saigon Pearl: Xử lý bức tường, nới đường 35m

Các sở ngành TP.HCM kiến nghị có phương án xử lý bức tường ngăn đường ven sông Sài Gòn và mở rộng đường lên 35m tại đoạn đi qua khu dân cư Saigon Pearl quản lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ trưởng công an xã

Trưởng Công an xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm trong vụ tai nạn liên hoàn giữa ô tô với 6 xe máy hôm 9-5.

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ trưởng công an xã

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển thành phố Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Mưa lớn kèm dông lốc khiến nhiều nhà dân ở Đồng Nai tốc mái, cây gỗ lớn ngã đổ ra đường đè trúng một phụ nữ bị thương.

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar