09/11/2024 14:46 GMT+7

Khai hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo

Lần đầu tiên Bình Phước tổ chức lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo - tại một trong địa danh đã trở thành huyền thoại.

Khai hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo - Ảnh 1.

Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo lần đầu tiên được tổ chức với hàng loạt chương trình văn nghệ, lễ hội ẩm thực, biểu diễn hòa tấu đàn đá, trò chơi dân gian - Ảnh: AN BÌNH

Ngày 9-11, UBND huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã khai mạc lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo tại khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo.

Lễ hội kéo dài đến 10-11 gồm chuỗi các hoạt động văn nghệ, lễ hội ẩm thực, biểu diễn hòa tấu với 50 bộ đàn đá, các trò chơi dân gian (đẩy gậy, cõng nước, giã gạo, nấu cơm), hội thảo xúc tiến du lịch, chạy việt dã…

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật "giã gạo chày tay - nuôi quân đánh giặc" với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên từ Hà Nội và TP.HCM tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Kể về địa danh đã trở thành "huyền thoại", ông Vũ Văn Mười - chủ tịch UBND huyện Bù Đăng - cho biết sóc Bom Bo được biết đến qua phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà cao điểm là trong chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long năm 1965.

Trong những ngày chuẩn bị lương thực cho chiến trường, trên nương rẫy, bưng bàu như những ngày hội lớn.

Đồng bào sóc Bom Bo và các sóc trong vùng căn cứ đã tập trung toàn bộ lực lượng, vật dụng hiện có, dùng cây sao dài khoét thành hàng chục lỗ cối để giã gạo không kể ngày đêm.

Khai hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo - Ảnh 2.

Du khách thích thú xem nghệ nhân trình diễn đàn đá tại lễ hội - Ảnh: A LỘC

Sau gần 3 ngày đêm miệt mài giã gạo dưới ánh đuốc bập bùng, đồng bào sóc Bom Bo đã cung cấp cho chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài 5 tấn gạo trong thời gian ngắn nhất.

"Chính tình yêu nước, tình cảm dạt dào của đồng bào S'tiêng với cách mạng đã trở thành nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo rất nổi tiếng. 

Bài hát như hồi kèn xung trận, thôi thúc lòng yêu nước của người dân cả nước và cũng đưa sóc Bom Bo trở thành huyền thoại", ông Mười nói.

Khai hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo - Ảnh 3.

Chương trình đốt lửa trại, trình diễn nghệ thuật đặc trưng của đồng bào S'tiêng trong đêm - Ảnh: AN BÌNH

Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch mà còn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. 

Đồng thời kêu gọi sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Mặt khác, thông qua các hoạt động của lễ hội còn giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cũng như tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024).

Phát triển du lịch từ địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Chiều 8-11, UBND huyện Bù Đăng đã tổ chức hội nghị khởi nghiệp du lịch với sự tham gia nhiều chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng Bù Đăng có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch gắn liền với vùng đất sóc Bom Bo huyền thoại. Bởi địa danh này đã đi vào âm nhạc và được đông đảo mọi người biết đến.

Ông Vũ Văn Mười cho biết Bù Đăng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện còn có rất nhiều địa danh nổi tiếng như thác Đứng, thác Voi, thủy điện Thác Mơ… Nổi bật là trảng cỏ Bù Lạch với những điều kiện thiên nhiên "trời ban".

"Trảng cỏ có đặc điểm chỉ mọc duy nhất một loại cỏ, các cây khác và đặc biệt là cây rừng không lên được. Không khí phối quyển giữa Đà Lạt và Tây Nguyên cạnh hồ nước hết sức thơ mộng. Huyện đang cố gắng khai thác du lịch từ những địa danh nổi tiếng này", ông Mười nói.

Đánh thức sóc Bom Bo

TT - Rời sóc Bom Bo (tỉnh Bình Phước) lúc nửa đêm chúng tôi vẫn còn nghe tiếng hò hét cổ vũ trận bóng đang diễn ra. World Cup đã đánh thức sóc Bom Bo khỏi sự bình lặng thường nhật của mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar