24/03/2023 21:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giao mùa, trẻ em mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa tăng cao

Những ngày này do thời tiết thay đổi, giao mùa xuân và hè làm nhiệt độ thay đổi, thời tiết ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút, các côn trùng truyền bệnh phát triển làm trẻ em mắc bệnh đến khám tại bệnh viện tăng cao.

Phụ huynh đăng ký khám bệnh cho trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tăng cao - Ảnh: T.LŨY

Phụ huynh đăng ký khám bệnh cho trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tăng cao - Ảnh: T.LŨY

Ghi nhận tại khu khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ những ngày tháng 3, lượng bệnh nhi đến khám tăng cao đột biến. Trước đó trung bình tháng 1 và 2 lượng trẻ đến khám mỗi ngày khoảng 1.600 trẻ, từ đầu tháng 3 đến nay trung bình mỗi ngày 2.000 lượt bệnh nhi khám.

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho hay trẻ em sức đề kháng yếu, thời tiết giao mùa như hiện nay rất dễ tác động đến các em. Vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức phòng ngừa cho trẻ.

Các bệnh thường gặp nhất ở trẻ em mùa này là bệnh lây truyền qua đường hô hấp chiếm trên 50% như: nhiễm khuẩn hô hấp cấp (viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi), thủy đậu, sởi, viêm màng não mô cầu…

Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa gồm: tiêu chảy, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, bệnh tay chân miệng… 

Bệnh lây truyền từ côn trùng như sốt xuất huyết; bệnh thủy đậu, quai bị, các bệnh về dị ứng (viêm da, nổi mẩn ngứa, viêm kết mạc và viêm mũi dị ứng)… cũng đang có khuynh hướng gia tăng.

Phòng bệnh cho trẻ cách nào?

Do yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh là yếu tố khách quan; đặc biệt hiện nay trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) vẫn có diễn biến phức tạp, việc phòng bệnh bảo vệ trẻ nhỏ là hết sức cần thiết.

Phòng các bệnh lây truyền đường hô hấp cần: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đám đông; khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài trời khi nắng nóng; che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy. 

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng các dung dịch nước muối sinh lý, với trẻ nhỏ hạn chế sử dụng các thức uống có đá lạnh, thức uống có gas dễ gây viêm họng. 

Đặc biệt bảo vệ trẻ giữ môi trường trong lành, hạn chế khói bụi, tránh thay đổi môi trường cũng như nhiệt độ đột ngột; khi cho trẻ đi bơi lội, cần chú ý chọn hồ bơi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh…

Phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm "ăn chín, uống sôi", không ăn các thức ăn sống, không rõ nguồn gốc; các loại thức ăn đường phố, thức ăn để qua đêm… rất ôi thiu phát sinh vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa, nhiễm độc.

Cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ môi trường nhà cửa thông thoáng, thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày của trẻ, như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Phòng các bệnh do côn trùng cắn đốt, chú ý vệ sinh nhà cửa, môi trường; loại bỏ điều kiện để côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… sinh sôi phát triển. Bảo vệ trẻ, phòng côn trùng cắn, đốt bằng cách ngủ mùng, dùng các thiết bị xua đuổi côn trùng.

Trẻ khám bệnh tăng cao thời điểm giao mùa (ảnh chụp tại khu khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ) - Ảnh: T. LŨY

Trẻ khám bệnh tăng cao thời điểm giao mùa (ảnh chụp tại khu khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ) - Ảnh: T. LŨY

Đối với những bệnh có vắc xin tiêm ngừa, phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm theo lịch, đúng chỉ định để tăng cường khả năng phòng bệnh.

Trẻ em thường có sức đề kháng yếu, khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân chưa có nên dễ mắc bệnh hơn người lớn. Ngoài các biện pháp phòng bệnh cơ bản, cha mẹ nên chú ý nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua tăng cường dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. 

Khi trẻ bệnh cần đưa đi thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa, tránh tự điều trị theo kinh nghiệm của người lớn sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ đau bụng khóc thét, bệnh gì?

Cha mẹ khi thấy con đột ngột khóc thét, nhiều trẻ nhỏ đau bụng khóc lăn lộn, biểu hiện như bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, có nôn ói, đi tiêu phân nhầy máu… khiến cha mẹ rất hoang mang.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar