23/12/2023 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến người cao tuổi dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp, có thể gây ra những biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời.

Người cao tuổi tại TP.HCM đến trạm y tế thăm khám sức khỏe miễn phí - Ảnh: THU HIẾN

Người cao tuổi tại TP.HCM đến trạm y tế thăm khám sức khỏe miễn phí - Ảnh: THU HIẾN

Hệ miễn dịch yếu, nhiều bệnh nền: Cần đặc biệt cẩn trọng

Bác sĩ Ngô Thế Hoàng - trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - cho biết thời điểm cuối năm thời tiết thay đổi đột ngột, có nhiều đợt không khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống thấp, độ ẩm cao hoặc thay đổi sang hanh khô.

Đây là điều kiện thuận tiện cho vi rút, vi khuẩn dễ dàng phát triển và có khả năng gây bệnh ở người.

Bệnh lây truyền qua các giọt bắn li ti từ đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với bề mặt chứa mầm bệnh, do đó dễ dàng bùng phát thành dịch nếu không được phòng ngừa.

Với người cao tuổi, thời điểm này sẽ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp thường phức tạp và nguy hiểm hơn ở người trẻ như: viêm phế quản cấp, viêm phổi, các đợt cấp của bệnh phổi mạn (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…), lao phổi.

Nguyên nhân là do người cao tuổi có sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch và hệ thống hô hấp.

Ngoài ra, người cao tuổi có nhiều bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi mạn, thận mạn, xương khớp… làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa và lạnh ẩm.

Theo bác sĩ Hoàng, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam có 4-5 bệnh nền, ít nhiều đã sẵn có những tổn thương ở biểu mô đường hô hấp.

Do vậy khi có điều kiện thuận lợi, kèm theo mầm bệnh tiềm ẩn vào thời điểm giao mùa (cuối năm) làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, có bệnh nhân phải tái nhập viện nhiều lần, tăng nguy cơ bệnh nặng phải điều trị tích cực. Đặc biệt là tăng số ngày nằm viện và tăng tỉ lệ tử vong do biến chứng nặng nề.

Ví dụ các triệu chứng viêm phổi như sốt, ho khạc đàm mủ, khó thở, đau tức ngực.

Tuy nhiên, người cao tuổi đôi khi không có biểu hiện đầy đủ các triệu chứng, không sốt hoặc sốt nhẹ. Ở người cao tuổi hệ miễn dịch bị suy giảm nên khi bị vi rút, vi khuẩn tấn công sẽ không có phản ứng sốt.

Nhiều trường hợp người bệnh chỉ ho, cảm lạnh thông thường, sau vài ngày sốt cao, khó thở, ho nhiều, khạc có đờm mủ.

Khi vào bệnh viện, bệnh nhân được phát hiện có tổn thương phổi do vi rút cúm, phế cầu khuẩn làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Người cao tuổi làm gì để phòng bệnh?

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, người cao tuổi nên dùng nước ấm tắm rửa hằng ngày, buồng tắm kín gió, không tắm lâu, lau khô và mặc quần áo ngay.

Khi mưa rét, hạn chế đi ra đường, nên giữ ấm cơ thể tránh bị lạnh đột ngột. Nếu cần thiết phải mặc đủ ấm và đeo khẩu trang.

Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng sau ăn, trước và sau ngủ. Nếu có răng giả cần vệ sinh ba ngày/lần. Dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin từ rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng, không hút thuốc lá, thể dục mỗi ngày.

Quan trọng nhất đối với người lớn tuổi có bệnh nền nên tiêm vắc xin phòng bệnh hô hấp. Trong đó vắc xin cúm nên tiêm mỗi năm một lần. Vắc xin phế cầu phòng hiệu quả viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa.

Ngoài ra, cần tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván để tăng cường miễn dịch trước mầm bệnh.

“Sau khi tiêm vắc xin, nếu có mầm bệnh xâm nhập, cơ thể kịp thời kích hoạt cơ chế bảo vệ có thể tiêu diệt mầm bệnh, giảm các biến chứng nặng, nguy cơ bội nhiễm”, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

4.500 người cao tuổi, trẻ mồ côi ở TP.HCM được khám hậu COVID-19 miễn phí

Tiếp nối 22 đợt khám sức khỏe miễn phí cho người dân tại nhiều quận, huyện ở TP.HCM, ngày 7-10, thêm 200 người cao tuổi, đoàn viên thanh niên... trên địa bàn quận 6 được khám sức khỏe định kỳ, tầm soát hậu COVID-19 miễn phí.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar