07/03/2023 15:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trẻ đau bụng khóc thét, bệnh gì?

Cha mẹ khi thấy con đột ngột khóc thét, nhiều trẻ nhỏ đau bụng khóc lăn lộn, biểu hiện như bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, có nôn ói, đi tiêu phân nhầy máu… khiến cha mẹ rất hoang mang.

Trẻ đau bụng khóc thét, bệnh gì? - Ảnh 1.

Một số trường hợp trẻ bị lồng ruột đến bệnh viện trễ sẽ có biểu hiện trướng bụng - Ảnh: BV cung cấp

Một số gia đình thì nghĩ con chỉ bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu… nên không đưa trẻ đến bệnh viện mà tự điều trị, nhưng nếu trẻ bị lồng ruột mà không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng đáng tiếc.

Trong trường hợp trẻ nhỏ đột ngột khóc thét, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi còn bú mẹ (dưới 24 tháng tuổi), các bác sĩ cho biết cha mẹ nên nghĩ đến căn bệnh lồng ruột mà trong dân gian hay gọi là bệnh "lộn ruột" ở trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Phước Tài - khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho hay bệnh lồng ruột là trạng thái bệnh lý do một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột kế cận, gây ra tắc ruột. Đây là bệnh lý thường gặp trẻ còn bú dưới 24 tháng, nhiều nhất ở trẻ từ 4-9 tháng tuổi.

Khi bị "lồng ruột" trẻ đau bụng thế nào?

Do ở độ tuổi này trẻ chưa biết nói, chưa thể diễn tả được mình đau ở đâu hay bị khó chịu gì…, cách diễn đạt của trẻ là khóc, khi bị lồng ruột biểu hiện sẽ là đau bụng làm từng cơn nên trẻ khóc thét từng cơn theo cơn đau bụng.

Sau đó trẻ bị nôn ói, sau nôn ói có thể giảm đau hơn, biểu hiện dễ nhận biết là trẻ đi tiêu phân nhầy máu (phân như máu cá). Trường hợp cha mẹ không phát hiện, chậm đưa đến bệnh viện điều trị, trẻ sẽ có biểu hiện trướng bụng.

Theo y khoa, khoảng 90% bệnh nhi bị lồng ruột nguyên phát là bệnh lý chưa tìm được nguyên nhân; một số trường hợp do các nguyên nhân di tật bẩm sinh.

Nên làm gì khi nghi trẻ bị "lồng ruột"?

Người trông giữ trẻ nên theo dõi phát hiện kịp thời các biểu hiện diễn biến sức khỏe của trẻ, khi thấy trẻ nhỏ đang chơi đùa hoặc ngủ đột ngột khóc thét, có biểu hiện đau bụng thành từng cơn nên nghĩ ngay đến chứng lồng ruột.

Khi đó đưa trẻ đến thăm khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa nhi, bác sĩ sẽ thăm khám và siêu âm ổ bụng cho trẻ để kiểm tra. Khi phát hiện lồng ruột sớm ở trẻ nhỏ, việc điều trị sẽ rất đơn giản, 90% bệnh nhi được tháo lồng bằng thủ thuật bơm hơi không phải phẫu thuật.

Trong một số trường hợp trẻ đến bệnh viện muộn hoặc thất bại với bơm hơi hay nguyên nhân khác, trẻ có thể bị biến chứng thủng ruột hoặc tắc ruột… Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Trong dân gian, nhiều người vẫn còn có quan niệm sai lầm là trẻ cười nhiều, hay chạy nhảy nô đùa nhiều... sẽ dễ bị "lộn" ruột. Điều này hoàn toàn không có cơ sở vì đây là bệnh lý y khoa gọi là lồng ruột nguyên phát, phần lớn chưa tìm được nguyên nhân. 

Khi trẻ đã mắc, sau đó vẫn có thể tái phát nên cần chú ý theo dõi sức khỏe, ngay cả sau khi đã được điều trị tại bệnh viện. Khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đưa ngay đến bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám, điều trị kịp thời, bác sĩ Tài khuyến cáo.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em gia tăng mạnh, vỗ lưng khi trẻ bị viêm phổi có tác dụng gì?

TTO - Thời điểm chuyển mùa như hiện nay khiến trẻ em mắc các bệnh lý hô hấp tăng cao. Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, có trên 163.000 trẻ đến khám do các bệnh lý đường hô hấp (hơn 8.200 trẻ phải nhập viện), trong đó gần 1/2 là do viêm phổi.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Cô gái trẻ nhập viện sau cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt, nôn mửa. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận viêm hóa đá vì viên sỏi thận niệu quản gây biến chứng.

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Từ ngày 1-7, TP.HCM sẽ tổ chức lại hệ thống bệnh viện và tuyến y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Tình trạng loãng xương đặc biệt đáng lo ngại tại đô thị đang già hóa nhanh như TP.HCM khi có đến 16% là người cao tuổi (trên 60 tuổi).

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?

Bác sĩ cảnh báo rượu bia có thể 'kích hoạt' những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar