27/12/2017 11:19 GMT+7

Gai gót chân

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Nguy cơ bị gai gót chân nhiều hay ít tùy theo tuổi, giới, chẳng hạn phụ nữ dễ bị hơn nam giới, người béo dễ bị hơn người gầy.

Gai gót chân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: myptcorner.com

Gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị gai gót chân nhiều hay ít tùy theo tuổi, giới, chẳng hạn phụ nữ dễ bị hơn nam giới, người béo dễ bị hơn người gầy và tuổi tác cũng khiến con người dễ bị tổn thương hơn, do phần mỡ đệm mất dần đi khả năng đàn hồi.

Nếu đã được khám và chẩn đoán xác định là gai gót chân lại đang bị đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thì trong thời điểm này bệnh nhân không nên đi bộ nhiều vì khi bước đi, gót chân sẽ tạm thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.

Lúc chuyển động, khối lượng mà gót chân gánh có thể gấp nhiều lần trọng lượng của cơ thể. Trọng tải này được mềm lại bởi lớp đệm mỡ phía dưới gót chân và phần gân lớn nằm ở lòng bàn chân.

Nếu vận động nhiều vận động không đúng cách hoặc quá sức bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ quá tải cơ bắp chân hoặc gân gót, gây áp lực thêm cho phần gân hoặc cơ bàn chân khi áp lực cơ thể đè nặng lên nó, càng tạo ra cơn đau dai dẳng hơn cho chân làm mức độ bệnh trầm trọng thêm.

Cần nghỉ ngơi thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi. Nếu muốn vận động hãy vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

- Khi đi lại hãy mang giầy có đế mềm có miếng lót mềm, êm dưới bàn chân.

- Tập vật lý trị liệu bàn chân theo hướng dẫn chuyên môn.

- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid tại chỗ, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện nhiều vẫn có những cơn đau dai dẳng, có thể khi đó phải nghĩ tới phương pháp điều trị bằng phẫu thuật cắt gai xương.

Để được tư vấn cụ thể hơn bệnh nhân hãy đến những cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện để được khám và điều trị cụ thể.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não bởi nấm Cryptococcus - một loại nấm thường tồn tại trong môi trường tự nhiên.

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến

Ngày 16-5, FPT Long Châu, Viện Công Nghệ Tiên Tiến (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) và Công ty TNHH Công nghệ cao Sinh hóa Dược (Biochempha) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác.

Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến

Thêm loại đái tháo đường mới, ảnh hưởng 20-25 triệu người

Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) vừa công nhận đái tháo đường type 5 là một loại đái tháo đường riêng biệt.

Thêm loại đái tháo đường mới, ảnh hưởng 20-25 triệu người

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar