28/05/2025 15:56 GMT+7

Người dân than xếp hàng để được cấp thuốc theo toa cũ

Đề xuất cấp thuốc 2 tháng/lần cho bệnh nhân mạn tính được nhiều người dân đồng tình, trong khi giới chuyên môn và cơ quan chức năng vẫn đang chần chừ trước nhiều yếu tố kỹ thuật, chi phí và an toàn y tế.

cấp thuốc - Ảnh 1.

Cán bộ y tế cấp thuốc cho người bệnh tại một trạm y tế ở TP.HCM - Ảnh minh họa: TIẾN QUỐC

Sau bài viết "Cấp thuốc cho người bệnh 2 tháng/lần, đừng chần chừ nữa", đã có rất nhiều ý kiến bạn đọc phản hồi. Đa phần người dân đều bày tỏ đồng tình với đề xuất tăng thời gian cấp thuốc cho bệnh mạn tính.

Đẩy xe lăn đi tái khám để được cấp thuốc theo toa thuốc cũ

Đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… đang mỏi mòn vì phải mỗi tháng một lần xếp hàng từ sáng sớm, chỉ để lấy đúng toa thuốc cũ như tháng trước.

"Tôi bị huyết áp cao, đơn thuốc y chang, vậy mà mỗi 21 ngày lại phải đi từ 5h30 sáng để khám, mà thật ra đâu có khám gì!" - độc giả hoac**@yahoo.com.vn** chia sẻ.

Bạn đọc tên Trọng bày tỏ: "Tháng nào tôi cũng đi khám bệnh, lấy thuốc. Nói là khám chứ thực sự chỉ đo huyết áp chứ khám gì đâu, sau đó bác sĩ cho thuốc 28 ngày. 

Nên cho thuốc 60 ngày hoặc 90 ngày với các bệnh nhân bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường..., vừa giảm chi phí cho bệnh viện, cho bác sĩ và cho bệnh nhân".

Một bạn đọc khác cho biết "người cao tuổi mắc nhiều bệnh, vì vậy mỗi lần khám phải đi nhiều khoa. 

Thế nhưng thực tế nơi tôi khám bảo hiểm y tế, hồ sơ những người bệnh này chỉ cần đưa vào, nhân viên y tế sẽ xem trên máy tính rồi in ra toa đưa bác sĩ ký cho đúng thủ tục, chứ hoàn toàn không có khám gì cả".

Nhiều người cho rằng "đề xuất này quá hay, chỉ có người già mới thấy rõ".

"Cứ mỗi tháng phải có người đẩy xe lăn, đưa bố mẹ đi tái khám mà chỉ để lấy thuốc cũ. Rất mong việc cấp thuốc 2-3 tháng/lần được triển khai sớm!" - bạn đọc Truc tha thiết.

Nhiều người dân ủng hộ, sao vẫn chần chừ?

Nhiều bạn đọc cũng đặt ra câu hỏi: "Nếu chủ trương tốt như thế, tại sao vẫn chưa được thực hiện rộng rãi?".

Một số ý kiến chỉ ra những rào cản không hề nhỏ về an toàn điều trị, rủi ro lãng phí thuốc và các quy định về chi phí cấp thuốc tối đa trong 1 lần.

"Bệnh viện thu chi phí/lượt khám, nếu cho toa 2 tháng, họ sẽ mất đi nguồn thu này. Vậy bệnh viện có muốn thực hiện hay không?" - độc giả tên Dũng đặt câu hỏi.

Thêm vào đó, việc bệnh nhân có thể thay đổi tình trạng bệnh trong thời gian dài dùng thuốc khiến một số bác sĩ e ngại. 

"Nếu bệnh nhân ăn mặn quá tay, huyết áp tăng vọt thì đơn thuốc 2 tháng trước không thể sử dụng, thậm chí gây nguy hiểm" - độc giả tên Trọng có ý kiến.

Và một trong những nguyên nhân được đưa ra là do bảo hiểm y tế khống chế chi phí tiền thuốc cho 1 lần cấp. 

"Vì vậy nên xem lại và giải quyết sớm việc cho phép cấp thuốc dài ngày", bạn đọc Quang Tâm viết.

Một số bạn đọc cho rằng bài toán không hẳn là có nên hay không nên cấp thuốc dài ngày, mà là cần điều kiện gì để làm đúng và hiệu quả?

Nhiều ý kiến góp ý giải pháp cụ thể để đề xuất cấp thuốc 2 tháng/lần có thể thực hiện, như việc chỉ áp dụng với bệnh nhân có hồ sơ điều trị ổn định, tuân thủ tốt. 

Có hệ thống giám sát từ xa, kết hợp với khám trực tuyến định kỳ. Cho bệnh nhân chọn lựa dịch vụ giao thuốc tận nhà, có thể thu phí thêm nếu cần.

"Cần có cơ chế khám video call qua Zalo, Facetime... gửi thuốc đến nhà, đặc biệt với người neo đơn, khó đi lại. Nếu có thu phí, cũng nên để người dân chọn" - độc giả tên Mai đề xuất.

Thậm chí có thể phát triển bác sĩ tham vấn từ xa được trí tuệ nhân tạo hỗ trợ, nhằm "giữ kết nối" giữa bác sĩ và bệnh nhân, đảm bảo không bỏ sót tình huống khẩn cấp.

Cấp thuốc dài ngày không chỉ là giảm gánh nặng cho bệnh nhân, mà còn là cơ hội để ngành y tế giảm tải hệ thống, tối ưu hóa nguồn lực và tiến tới chăm sóc y tế hiện đại, linh hoạt.

Nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Bộ Y tế - bệnh viện và cả người bệnh thì giải pháp này hoàn toàn có thể trở thành bước ngoặt trong chăm sóc bệnh mạn tính tại Việt Nam.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy: Thế giới bảo vệ nàng Mona Lisa ra sao?

Thế giới bảo vệ bảo vật thế nào để tránh bị phá hoại như ngai vàng ở Huế? Những bảo tàng bảo vệ hiện vật, tác phẩm ra sao? Tác phẩm nàng Mona Lisa được bảo vệ thế nào giữa 'rừng' khách tham quan?

Ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy: Thế giới bảo vệ nàng Mona Lisa ra sao?

Từ 1-6, khoảng 2,6 triệu người không phải đóng công đoàn phí, quyền lợi được đảm bảo thế nào?

Sau khi kết thúc hoạt động của một số đơn vị công đoàn, vấn đề tài chính và tài sản phải đảm bảo đúng quy định, không gây thất thoát, lãng phí và đảm bảo chăm lo, hỗ trợ đoàn viên kịp thời, đúng mục đích.

Từ 1-6, khoảng 2,6 triệu người không phải đóng công đoàn phí, quyền lợi được đảm bảo thế nào?

Tự hào bác sĩ Việt Nam thông tim bào thai thành công cho sản phụ Singapore

Nhiều bạn đọc bày tỏ niềm xúc động lẫn tự hào trước thông tin bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 thông tim bào thai thành công cho sản phụ người Singapore.

Tự hào bác sĩ Việt Nam thông tim bào thai thành công cho sản phụ Singapore

Lục bình phủ kín nhiều đoạn kênh Nhiêu Lộc, mỗi ngày vớt gần 9 tấn

Khoảng 2 tuần gần đây, nhiều đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xuất hiện dày đặc lục bình, mỗi ngày cơ quan chức năng vớt 9 tấn.

Lục bình phủ kín nhiều đoạn kênh Nhiêu Lộc, mỗi ngày vớt gần 9 tấn

Tuổi Trẻ nâng tôi dậy, để tôi tiếp tục bước đi

Có những dấu ấn chẳng cần thành sẹo vẫn khắc sâu vào đời. Chúng len lỏi vào tâm hồn, thắp lên hy vọng và vực tôi dậy trong giai đoạn tưởng chừng đã gục ngã. Với tôi, dấu ấn Tuổi Trẻ ấy thật đậm sâu, khó phai.

Tuổi Trẻ nâng tôi dậy, để tôi tiếp tục bước đi

Lóa mắt vì đèn LED bủa vây trong thành phố cây xanh Trà Vinh

Thời gian gần đây, người dân TP Trà Vinh và khách du lịch bất ngờ bởi hàng trăm trụ đèn LED mọc lên khắp các tuyến đường trong 'thành phố cây xanh' Trà Vinh, bất ngờ bởi hai lý do: một là không phù hợp về mỹ quan, hai là kém an toàn.

Lóa mắt vì đèn LED bủa vây trong thành phố cây xanh Trà Vinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar