22/04/2024 19:13 GMT+7

Người bệnh mạn tính 'lặn lội' hàng chục km hằng tháng để tái khám

NGỌC NHI
và 1 tác giả khác

Không ít các bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính, đã điều trị ổn định vẫn phải vất vả bắt xe vượt hàng chục km đến bệnh viện thăm khám hằng tháng.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị đã ổn định mong muốn tăng thời gian kê đơn thuốc từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày - Ảnh: THU HIẾN

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị đã ổn định mong muốn tăng thời gian kê đơn thuốc từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày - Ảnh: THU HIẾN

Mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính đã ổn định (đái tháo đường, tăng huyết áp...) lên tối thiểu 60 ngày và tối đa 90 ngày, thay vì 30 ngày như hiện nay.

Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận người bệnh mạn tính vất vả thăm khám tại các bệnh viện hiện nay ra sao.

Gian nan đường tái khám của người bệnh mạn tính

Mắc bệnh tim và tăng huyết áp hơn 10 năm nay, bà Đ.T.T. (74 tuổi, huyện Bình Chánh) phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám để được bác sĩ kê đơn thuốc, quãng đường từ nhà đến bệnh viện dài hơn 20km.

Mỗi lần đến bệnh viện, bà T. thường tranh thủ dậy sớm lúc 5h, dọn dẹp đồ đạc để kịp đến 6h lên chuyến xe buýt đầu tiên từ Bình Chánh đến Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5) tái khám.

Để đến được bệnh viện, bà phải đổi ba chuyến xe buýt liên tục, trước đây bác sĩ thường dặn khám một tháng/lần, nhưng giờ là 3 tuần/lần.

"Sáng tranh thủ dậy sớm để lo việc gia đình xong, tôi đến bệnh viện lúc 10h, bắt đầu thăm khám ít nhất cũng phải mất đến 4 tiếng.

Mỗi lần đi khám là phải tốn hết cả ngày, về đến nhà cũng đã là 4-5h chiều.

Nhiều người bạn, người thân của tôi cũng tái khám 3 tuần/lần, đôi khi không có điều kiện, thời gian nên đến tuần thứ 4, 5 họ thường ra ngoài mua thuốc hoặc mua thuốc theo toa trước đó bác sĩ kê, ít khi quay lại bệnh viện tái khám đúng hẹn”, bà T. tâm sự.

Bà T. cũng cho biết thêm đối với các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, các loại thuốc tái khám là như nhau, nhưng phải tốn thời gian công sức cứ 3 tuần đến bệnh viện tái khám người lớn tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tương tự, trường hợp của bà N.N.H. (70 tuổi, quận 8) gần 10 năm khám bệnh tiểu đường cho biết bà cũng bắt buộc phải tái khám 3 tuần/lần. Thế nhưng thời gian tái khám 3 tuần trôi qua rất nhanh, đi lại vừa tốn thời gian, chi phí.

Bà H. cho hay đi khám, nhiều người bằng tuổi phải bắt xe các tỉnh xa như Cà Mau, Bạc Liêu đến khám rất vất vả.

"Có người bạn tôi, mỗi lần đi khám không đi xe khách được, phải đi taxi, tiền khám không bao nhiêu mà tiền xe thôi đã hơn 2 triệu đồng. Có bệnh nhân ở xa đi từ khuya, sáng mới đến, đợi khám xong lại về, đến kỳ khám lại lên. Như vậy vừa tốn thời gian, lại tốn quá nhiều chi phí di chuyển.

Việc khám, lãnh thuốc 2 tháng/lần rất phù hợp với họ. Chúng ta cần linh hoạt, nếu bệnh nhẹ thì tăng thời gian kê đơn, ngược lại nặng thì phải thường xuyên đi khám dưới sự theo dõi của bác sĩ", bà H. nói.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng 22-4, tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM), nhiều người cao tuổi mắc bệnh mạn tính đã có mặt từ sớm để được thăm khám.

Chủ yếu người bệnh đã lớn tuổi, mắc các bệnh như: bệnh tim, đái tháo đường, huyết áp, khớp… Nhiều cụ lớn tuổi vẫn phải tự bắt xe đến bệnh viện thăm khám vì không có người nhà đưa đi.

Cần xem xét mức độ bệnh mạn tính

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Trần Quốc Hùng - giám đốc Bệnh viện quận 8 (TP.HCM) - cho biết tại bệnh viện, người bệnh mạn tính thăm khám và điều trị chiếm khoảng 50% đến 60%, chủ yếu là các bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim…

Đối với người bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, việc đưa thời gian kê đơn từ tối đa 30 ngày lên tối đa 60 ngày sẽ có lợi cho người bệnh như các trường hợp: tăng huyết áp nhẹ sử dụng 1-2 loại thuốc.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng như đái tháo đường nặng phải xài các loại thuốc tiêm, tăng huyết áp nặng phải dùng thuốc liều cao, hen COPD…, việc tăng thời gian kê đơn lên 60 ngày sẽ không có lợi cho người bệnh.

Theo bác sĩ Hùng, hiện nay các trường hợp bệnh mạn tính nếu đã đến bệnh viện thăm khám đa phần bệnh không nhẹ, thuộc dạng nặng, do vậy nếu điều chỉnh thời gian kê đơn cần linh hoạt xem xét kỹ.

Ngoài ra, trường hợp nếu kê đơn thuốc dài ngày, người bệnh trở nặng đến bệnh viện tái khám được kê đơn thuốc mới sẽ lãng phí thuốc cũ, rất khó quản lý thuốc.

Bên cạnh đó, nếu kê đơn dài ngày không có sự kiểm soát có thể dẫn đến trục lợi, lấy thuốc đem ra ngoài bán vì số lượng thuốc nhiều.

Đang nghiên cứu, cân nhắc đề xuất tăng thời gian kê đơn cho người bệnh mạn tính

Ông Nguyễn Trọng Khoa - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho biết trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần.

Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị.

"Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn", ông Khoa cho hay.

Nắng nóng, người già mắc bệnh mạn tính có thể gặp nguy hiểm

TTO - Nắng nóng lên đến đỉnh điểm như hiện nay khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, nếu không phòng tránh phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar