27/03/2025 12:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bác sĩ kể chuyện đáng buồn khi khám cho người bệnh mạn tính

Nhiều người đến khám bệnh "tay không bắt giặc", bỏ quên thuốc men và đơn thuốc đang dùng.

Bác sĩ kể chuyện đáng buồn khi khám cho người bệnh mạn tính - Ảnh 1.

Người bệnh huyết áp, tim mạch... đi khám bệnh cần mang theo đơn thuốc và thuốc đang dùng - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thanh - bộ môn nội tổng hợp, Trường đại học Y Hà Nội, nhiều người bệnh đi khám bệnh thường không mang theo thuốc và cả đơn thuốc đang sử dụng.

"Tôi nói vui là "tay không đi bắt giặc". Điều này có thể gây bất lợi cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh.

Có bác còn bảo: Hôm nay đi khám bệnh nên không uống thuốc xem sao. Và có khi nghĩ chỉ đi trong ngày nên không mang theo bất cứ thứ gì.

Những thông tin kiểu như: "Tôi đang uống cái thuốc trăng trắng mua một lọ 700.000 đồng, thuốc có vỉ 10 viên"... Thông tin này thường không mang lại giá trị gì và có thể làm cho các bác sĩ bị cao máu (tăng xông) vì không phải thuốc nào cũng có dấu hiệu nhận dạng đặc trưng", bác sĩ Thanh nói.

Chuyên gia này cho hay người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch cần phải mang theo thuốc và/hoặc đơn thuốc theo bên người.

Giải thích rõ hơn về việc này, bác sĩ Thanh cho hay việc mang theo thuốc bên người nhằm mục đích người bệnh sẽ có thuốc uống ngay khi cần thiết. Nhiều người bệnh khi đi khám bệnh thường không uống thuốc hạ áp.

Lúc đo huyết áp tăng rất cao, nguy cơ tai biến mạch não. Nếu không có sẵn thuốc hạ áp, bác sĩ phải kê đơn hạ áp uống tạm và chờ huyết áp hạ trước khi đi thực hiện cận lâm sàng.

Việc mang theo thuốc, đơn thuốc sẽ giúp bác sĩ biết để điều chỉnh đơn thuốc khi cần thiết.

Ví dụ đối với thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh calci hay gây phù. Nhiều trường hợp phải chuyển sang nhóm thuốc khác nếu biết nhóm thuốc này là thủ phạm gây phù.

Hay thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan, tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu và phải chuyển đổi thuốc.

Nhiều thuốc có thể là thủ phạm gây suy thận cấp như thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, nên bệnh nhân có suy thận cấp thường phải tạm thời dừng các nhóm thuốc này lại.

Hay các loại thuốc hạ huyết áp và đái tháo đường cần phải điều chỉnh liều hoặc tạm thời/dừng vĩnh viễn theo tình trạng chức năng thận.

"Bác sĩ muốn cho thêm thuốc kết hợp nhưng có thể bị trùng lặp nhóm thuốc. Vì vậy, khi đi khám bệnh, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết mình đang sử dụng những loại thuốc nào, vì có những thuốc cần phải điều chỉnh lại liều, thậm chí phải dừng lại tùy theo tình trạng bệnh", bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Bộ Y tế đề xuất quy định mới về kê đơn thuốc: An toàn, hiệu quả, minh bạch

Đơn thuốc và việc kê đơn tới đây sẽ như thế nào? Bác sĩ sẽ không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thời gian qua, nhiều đơn thuốc kê thực phẩm chức năng, không phải là thuốc.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar