27/07/2025 09:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi tìm hình bóng anh trai

54 năm sau ngày người anh hy sinh, lần đầu tiên hai anh em Phan Nho Thắng và Phan Thái Bình mới đặt chân vào nơi anh trai từng chiến đấu. Chiến địa năm xưa nay phủ xanh màu của rừng kinh tế, ngay cạnh là đường dây 500kV.

liệt sĩ - Ảnh 1.

Ông Phan Nho Thắng nhiều giờ lặn lội đến cao điểm 597 nơi các liệt sĩ hy sinh

Những ngày cuối tháng 6 đổ lửa, hai ông Phan Nho Thắng (67 tuổi) và Phan Thái Bình (61 tuổi, cùng trú xã Đức Thịnh, tỉnh Hà Tĩnh) lặn lội vào vùng rừng phía tây xã Cam Lộ (Quảng Trị) để một lần trong đời được thấy nơi anh trai họ từng chiến đấu và anh dũng hy sinh.

"Nguyện vọng của gia đình muốn vào tìm kiếm anh từ lâu nhưng chưa có thông tin đầy đủ. Anh hy sinh trong rừng, biết tìm lại hài cốt là khó nhưng chúng tôi vẫn vào", ông Phan Thái Bình nói.

Ba năm trước, gia đình ông Bình kết nối được với một số gia đình khác có liệt sĩ hy sinh trong cùng trận đánh này. Họ giữ liên lạc và chia sẻ thông tin về hành trình tìm kiếm. Chiến địa năm xưa là cao điểm 597, nay nằm về phía tây của xã Cam Lộ.

Sau hơn một giờ đi xe máy theo đường sản xuất lâm nghiệp, hai ông mất thêm 30 phút leo bộ lên đồi cao. Hành trang mang theo là dĩa cau trầu, trà rượu, hoa quả và giấy áo theo phong tục. Chọn điểm bằng phẳng đặt lễ vật, hai ông ngắt những nhánh hoa rừng để gửi đến các liệt sĩ.

Anh trai của họ - liệt sĩ Phan Văn Tần - đã tham gia chiến đấu và anh dũng hy sinh tại đây vào ngày 16-6-1971, sau ba năm nhập ngũ. Cùng tham gia trận đánh này còn có nhiều liệt sĩ khác, và cùng chung một tâm nguyện của các gia đình cho đến nay chưa thành hiện thực: đó là tìm thấy hài cốt liệt sĩ. Liệt sĩ Tần là người con thứ hai trong gia đình bảy anh chị em.

Tại khu vực này, từ thông tin các cựu chiến binh, lực lượng quân sự tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần tìm kiếm nhưng chưa có kết quả. Ông Bình cho biết gia đình vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm anh trai khi có thêm thông tin mới. Điểm cao 597 và khu vực xung quanh hiện trở thành rừng sản xuất của người địa phương.

Lấp ló sau các quả đồi là các trụ điện và đường dây 500kV. Giữa màu xanh của rừng và ánh sáng của dòng điện hôm nay là máu xương của những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

liệt sĩ - Ảnh 2.

Cao điểm 597 là khu vực trận đánh năm 1971

liệt sĩ - Ảnh 3.

Dưới chân cao điểm 597

liệt sĩ - Ảnh 4.

Lá thư viết vội gửi đên các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc

liệt sĩ - Ảnh 5.

Hai em trai của liệt sĩ Phan Văn Tần (từ trái sang: ông Phan Nho Thắng và Phan Thái Bình) thắp nhang tại khu vực anh mình hy sinh

liệt sĩ - Ảnh 6.

Lễ vật đầy đủ vật phẩm và giấy báo tử mang từ quê hương Hà Tĩnh vào chiến trường năm xưa

liệt sĩ - Ảnh 7.

Hái cánh hoa rừng viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ ở cao điểm 597 năm xưa

liệt sĩ - Ảnh 8.

Ông Phan Nho Thắng - em trai liệt sĩ - thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Cam Chính

Người thương binh thành bác sĩ giúp đời

Buổi chiều ở Nha Trang, những cựu chiến binh và thương binh chiến trường Campuchia ngồi ôn ký ức buồn vui.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thương binh thành bác sĩ giúp đời

Buổi chiều ở Nha Trang, những cựu chiến binh và thương binh chiến trường Campuchia ngồi ôn ký ức buồn vui.

Người thương binh thành bác sĩ giúp đời

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ cuối: Mâm cua lột, tôm càng đổi đời Miệt Thứ

Năm xưa, nhạc sĩ Hà Phương viết bài Em về Miệt Thứ lời buồn da diết "Gió lao xao thổi vào mái lá/Như ru tình cô gái Tiền Giang/Yêu quê hương thương miền cố cựu/ Vấn vương tình đất tổ quê cha...".

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ cuối: Mâm cua lột, tôm càng đổi đời Miệt Thứ

Nhớ mái tóc đẫm máu của bạn ở Trường Sơn

Chiều muộn trong căn nhà tình thương ở xã Phước Sơn (tỉnh Đồng Nai), tiếng radio phát bản nhạc Cô gái mở đường da diết làm bà Phạm Thị Hà bồi hồi.

Nhớ mái tóc đẫm máu của bạn ở Trường Sơn

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 3: Cuộc đổi thay chầm chậm trên quê hương Sơn Nam

Ông già Sơn Nam, nhà văn và nhà Nam Bộ học đáng kính, nếu giờ còn sống mà trở về Miệt Thứ - U Minh chắc ngạc nhiên dữ thần.

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 3: Cuộc đổi thay chầm chậm trên quê hương Sơn Nam

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 2: Xứ gì 'dưới sông cá lội, trên bờ cọp tha'

"Thỉnh thoảng dân bắt rắn, bắt lươn dùng chĩa mà xom, phát hiện vài lỗ trống, bên dưới đầy lươn và xương người nát bấy, nhưng tóc còn nguyên vẹn. Mộ của người đến U Minh, sống nghèo túng rồi mất từ xa xưa".

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 2: Xứ gì 'dưới sông cá lội, trên bờ cọp tha'

Mùa săn măng

Những cơn mưa rả rích bắt đầu cũng là lúc nhiều người chuẩn bị cho mùa săn măng bán kiếm tiền.

Mùa săn măng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar