23/07/2025 11:03 GMT+7

Mùa săn măng

AN VI
và 1 tác giả khác

Những cơn mưa rả rích bắt đầu cũng là lúc nhiều người chuẩn bị cho mùa săn măng bán kiếm tiền. Loại sản vật trời cho có nhiều trong đám rẫy điều, cao su, ven bờ suối, giáp các cánh rừng.

săn măng - Ảnh 1.

Ông Don phát gọn chà để tìm măng bên trong, việc này rất dễ bị trầy xước chân tay hay ong chích - Ảnh: AN VI

Mài rựa, sắm nồi lớn, mua củi... dân làm rẫy, đi rừng tại khu vực xã Nghĩa Trung, tỉnh Đồng Nai (trước là huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã chuẩn bị cho mùa măng năm nay. Theo nhiều người có kinh nghiệm, dạo này mưa không lớn nhưng kéo dài, dự đoán măng cũng sẽ mập bự và nhiều hơn.

Đi săn măng đầu mùa

Nướng hai con khô đù, lùa vội chén cơm hấp lại từ đêm qua, anh Điểu Siêng (30 tuổi, xã Nghĩa Trung) nhìn ra trước hiên nhà còn mưa lất phất rồi lựa cây rựa vừa tay, thêm cái giỏ loại 10kg bắt đầu "hành quân" đi săn măng.

Đến rẫy điều cách nhà chừng 20km, anh Siêng họp mặt cùng anh Nguyễn Văn Thắng (29 tuổi) và ông Nguyễn Văn Don (49 tuổi). Cẩn thận khóa ba chiếc xe vào nhau bằng sợi xích, đội quân săn măng phải lội bộ thêm 1km nữa mới tới chỗ có măng.

"Đi vậy thôi chứ cũng chưa biết có nhiều măng không nữa, nhiều nơi măng còn nhỏ chỉ mới đội đất nên chưa lấy được" nhưng nếu không đi, anh Siêng cũng tiếc hùi hụi bởi sẽ có người tới lấy trước. Măng mà đội của anh Siêng đang tìm thường là măng lồ ô mọc tự nhiên thành bụi bên những khe suối dưới các rẫy điều hoặc nông trường cao su bạt ngàn tại Bình Phước cũ.

Cả nhóm xuống hết triền dốc cao, từng bụi lồ ô um tùm hiện dần kéo dài dọc khe suối. Anh Siêng cầm cây rựa bén ngót, tiên phong mở đường vào trong.

Mùa săn măng - Ảnh 2.

Tìm mấy mụt măng non về để hầm canh - Ảnh: AN VI

Người đàn ông S'tiêng đã quen việc băng rừng, lội suối theo cha mẹ từ nhỏ. Anh quơ cây rựa mấy phát cả nhóm đã chui tọt vào. Nhìn bụi lồ ô chỉ có mấy mụt măng mới đội đất, anh Siêng tiếc nuối:

"Cái này phải tầm hơn nửa tháng nữa mới đủ cỡ để lấy. Ở đây nó mọc hoang chứ như mọc trên đất nhà tôi là trước mùa mưa tôi đốt lửa dưới bụi lồ ô, mưa xuống nó mọc lên nhiều khỏi nói luôn".

Dứt lời, cả nhóm lại leo lên phía trên, băng qua đám rẫy cao su cách đó 5km. Lần này anh Siêng hạ quyết tâm: "Ráng kiếm mấy mụt măng non về hầm ăn chứ rảo mấy ngày nay mà măng chưa lớn không bán được gì chỉ tốn thêm tiền xăng".

Tới đám rẫy này, ông Don được giao nhiệm vụ dọn chà để cả nhóm vào trong. Người đàn ông 49 tuổi là người có thâm niên nhất trong đội, ông quê miệt dưới, lên Bình Phước lượm điều thuê, lúc hết mùa thì đi kiếm lá nhíp, đọt mây và mùa mưa này là những sản vật như măng, nấm mối...

Tìm đỏ mắt ở bụi lồ ô rậm rạp, ông Don cũng lắc đầu vì mới có mấy mụt măng nhỏ xíu. Cả nhóm quyết định chặt bốn mụt măng non rồi góp tiền mua cái đuôi heo hầm. "Cho đỡ phí công trạng lặn lội ngày mưa mậy", ông Don cười phì.

Trong khi đó, tin từ các đội săn măng đi hướng báo sang có vẻ khả quan hơn. Họ đã tạm đủ sở hụi cho ngày vượt suối, trèo đèo, đương đầu với vắt rừng...

Không phải hôm nào trời cũng thuận, mùa mưa này có hôm mưa dầm tôi lại phải nhóm lò đưa măng vào để sấy. Sấy lò thì phải đun củi và lâu lâu mở ra canh chừng không thì nó hỏng, sấy khô để măng giữ được lâu hơn, màu cũng vàng đều đẹp, dễ bán.
Anh Lâm Văn Tiến

Làm măng khô đi bán

Mặt trời lên tới đỉnh đầu, anh Lâm Văn Tiến (45 tuổi, ngụ xã Phước Sơn, tỉnh Đồng Nai) trở về nhà sau buổi sáng lội suối, băng rừng săn măng. Áo đẫm mồ hôi, ống quần lấm bùn đất, anh lom khom vác chiếc bao nhỏ đựng măng rừng vừa hái. Những búp măng vẫn còn tươi rói, ngọn măng vàng nhạt, giòn và rắn chắc là thành quả quý giá từ hành trình dầm mình giữa những lối rừng trơn trượt và muỗi vắt rình rập.

Không kịp nghỉ ngơi, anh xách thùng nước giếng trong veo đổ vào cái xoong lớn, nhóm bếp củi bập bùng, nước sôi nghi ngút khói, tay thoăn thoắt thả từng búp măng vào nồi. Mùi măng luộc lan ra, phảng phất như một hương vị quen thuộc của núi rừng.

săn măng - Ảnh 3.

Người săn măng như anh Tiến cho biết giá măng tươi đầu mùa dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg bán tại chợ quê - Ảnh: NGỌC SANG

"Măng non phải luộc ngay sau khi hái thì mới giữ được độ giòn ngọt. Để lâu nó lên men, thâm lại, màu không đẹp là bán không ai mua đâu", anh Tiến vừa nói vừa dùng đũa cả đảo nhẹ nồi măng đang sôi lục bục. 

Mắt anh không rời khỏi nồi, như sợ chỉ lơ là một chút sẽ làm hỏng công sức cả buổi sáng trèo đèo lội suối.

Luộc xong anh Tiến nhanh tay vớt măng ra khỏi nồi nước sôi, xếp thành hàng trong một chiếc rổ bự, để ráo nước rồi bắt đầu công đoạn xẻ măng. 

Công đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần đôi tay khéo léo và kiên nhẫn, những bẹ măng được chẻ dọc theo thớ, đều tăm tắp. 

Anh Tiến mách nhỏ: "Phải xẻ măng đúng chiều thớ thì khi phơi mới đều nắng, khô mà không bị cong vênh nên phải làm cẩn thận".

Mùa săn măng - Ảnh 4.

Công đoạn xẻ măng đòi hỏi đôi tay khéo léo và kiên nhẫn - Ảnh: NGỌC SANG

Không ngơi tay phút nào, thấy trời nắng to anh Tiến trải măng ra những tấm phên lớn thành từng hàng đều tăm tắp, rồi đặt trên giàn sào tre ngoài sân để phơi.

Đưa tay quệt những giọt mồ hôi lăn trên trán, anh tâm sự: "Không phải hôm nào trời cũng thuận, mùa mưa này có hôm mưa dầm tôi lại phải nhóm lò đưa măng vào để sấy. Sấy lò thì phải đun củi và lâu lâu mở ra canh chừng không thì nó hỏng, sấy khô để măng giữ được lâu hơn, màu cũng vàng đều đẹp, dễ bán".

Măng khô ra lò mang theo cả mùi thơm đất đỏ, mùi nắng núi, mùi mồ hôi của người đàn ông dân tộc Tày dù xuôi phương Nam vẫn suốt đời gắn bó rừng sâu.

săn măng - Ảnh 5.

Thảnh quả ngày đội mưa gió đi săn măng

Mùa điều năm nay vãn sớm, những người làm thuê ăn tiền công nhật như ông Don, anh Siêng chỉ trông chờ sản vật trời cho mùa mưa để kiếm thêm tiền. Họ nói mùa này là mùa đói, măng nhiều, nấm mối nhiều thì đỡ, còn không thì ăn cơm muối quẹt là chuyện thường.

Anh Siêng nói mấy năm trước săn măng có ngày anh bán được cả triệu, khoảng ba năm gần đây lượng măng ít mà người đi hái đông nên ngày nào bộn cũng chỉ kiếm được 400.000 - 500.000 đồng.

Theo chia sẻ của anh, năm nay giá măng cao hơn mọi năm khoảng 5.000 đồng. "Tôi có dọ hỏi mấy người mua ngoài chợ, mình bán măng tươi, lột sạch cho họ được 20.000 đồng/kg. Chịu khó luộc rồi phơi nữa giá bán sẽ cao hơn nhưng đa phần tụi tôi sẽ bán tươi vì mùa này khó phơi với bán tươi lấy được tiền liền đã tay hơn", anh Siêng chia sẻ thêm.

Việc thảo thơm của vợ chồng Hiếu - Thảo

"Anh, anh, tấp xe vô...", chị Thảo ngồi sau xe máy bảo Hiếu khi thấy vỉa hè trước Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) có mấy người già dáng vẻ khó khăn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: săn măng hái măng

Tin cùng chuyên mục

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 1: Tìm quê Sơn Nam bận quần đùi, đá cá lia thia

Trên nẻo đường nghề nghiệp, tôi được đâu hơn mươi lần xuôi về Miệt Thứ, tỉnh Kiên Giang cũ.

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 1: Tìm quê Sơn Nam bận quần đùi, đá cá lia thia

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ cuối: Việt Nam, ngôi nhà hội nhập

Với hình tượng trống đồng và con rồng vươn lên cùng hệ thống metro và cơ sở hạ tầng hiện đại ở cổng vào, nhà triển lãm Việt Nam (Vietnam Pavilion) mong muốn gửi thông điệp cho thế giới về một đất nước vừa truyền thống vừa hiện đại.

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ cuối: Việt Nam, ngôi nhà hội nhập

Việc thảo thơm của vợ chồng Hiếu - Thảo

"Anh, anh, tấp xe vô...", chị Thảo ngồi sau xe máy bảo Hiếu khi thấy vỉa hè trước Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) có mấy người già dáng vẻ khó khăn.

Việc thảo thơm của vợ chồng Hiếu - Thảo

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 3: 'Ăn rác' - cuộc sống xanh từ rác thải

Nhà triển lãm Nhật Bản (Japan Pavilion) là điểm nhấn nổi bật trong số gần 200 gian hàng tại Expo Osaka 2025. Gian hàng đóng vai trò như một "nhà máy tái chế thu nhỏ" ở expo.

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 3: 'Ăn rác' - cuộc sống xanh từ rác thải

Ba mươi phút nghẹt thở cứu người mắc kẹt trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật

Cơn dông ập đến, trong tích tắc con tàu Vịnh Xanh 58 bị lật úp giữa vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

Ba mươi phút nghẹt thở cứu người mắc kẹt trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 2: Y học tái sinh và giấc mơ trường thọ

Tại Expo Osaka 2025, hai gian hàng Osaka Healthcare và Pasona Natureverse không chỉ trưng bày các công nghệ y tế tiên tiến mà còn là biểu tượng sống động của sự hồi sinh và tái tạo trong y học.

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 2: Y học tái sinh và giấc mơ trường thọ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar