27/07/2025 06:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con'

Nhiều người đã khóc khi nghe chuyện Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lạng trong chương trình Bản hùng ca bất diệt. Trên khắp Việt Nam, có nhiều bà mẹ như mẹ Lạng.

Bản hùng ca bất diệt - Ảnh 1.

Dự chương trình có Phó thủ tướng Mai Văn Chính; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thân nhân các gia đình có công với cách mạng - Ảnh: Bộ VHTTDL

Chương trình nghệ thuật chính luận Bản hùng ca bất diệt do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức, diễn ra tối 26-7 tại Khu quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng), đồng thời được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.

Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu khai mạc, nhấn mạnh "chương trình là hành trình nghệ thuật bằng âm nhạc, hình ảnh và cảm xúc, tái hiện khí phách hào hùng của các thế hệ đi trước, đồng thời gửi gắm thông điệp tri ân là mạch nguồn tiếp nối, là sức mạnh để dựng xây tương lai. Và hơn hết, thông điệp của chương trình nghệ thuật là lời nhắn gửi bằng trái tim: 'Chúng tôi không quên! Nhân dân không quên'".

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con' - Ảnh 2.

Có một hàng ghế đặt chiếc balô màu xanh và một nhành hoa trắng tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh - Ảnh chụp màn hình

Chuyện mẹ Lạng, mẹ Chinh gây xúc động

Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lạng (ngụ ở Hội An) có chồng và con trai đều hy sinh trong hai cuộc kháng chiến. Tới nay, mẹ vẫn không biết chính xác con mình nằm ở nơi nào giữa nghĩa trang rộng lớn.

Khi hình ảnh người mẹ già còm cõi, lấy vạt áo lau nước mắt rơi không ngừng kể về người con trai yêu dấu được phát trong đoạn băng phóng sự, không ít người xem bật khóc theo mẹ.

Con trai mẹ xung phong vô chiến trường bằng được. Giữ con lại thì mất nước, để hắn đi thì mẹ mất con. "Chỉ biết nằm ở nghĩa trang Núi Thành này mà không biết nằm chỗ mô, trốn mẹ tìm không ra", mẹ nói.

Và trên dải đất hình chữ S này, còn rất nhiều mẹ như mẹ Lạng. "Miền Trung ấy, có mẹ Bầm mẹ Suốt/Thạch Hãn ơi! Máu nhuộm đỏ loang chiều/Có mẹ Thứ, chín mươi triệu tin yêu/Tiễn chồng con, năm lần bảy lượt/Mỗi đứa con, mẹ héo từng đoạn ruột/Nước mắt lăn tròn, đẫm ướt gối đêm"…

Bản hùng ca bất diệt - Ảnh 3.

Mẹ Ngô Thị Lạng khóc khi kể về con trai - Ảnh chụp màn hình

Nhưng nước mắt mẹ đâu chỉ rơi trong thời chiến mà cả trong thời bình. Chương trình kể chuyện Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Chinh (ngụ tỉnh Ninh Bình) có con trai là cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tỉnh Gia Lai hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn tháng 3-2018.

Chương trình diễn ra ngay dưới bức phù điêu với chân dung bán thân Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - người mẹ có 9 người con trai, 2 người cháu ngoại và 1 người con rể hy sinh vì đất nước, càng khiến cho thông điệp của Bản hùng ca bất diệt càng sâu sắc.

Bản hùng ca bất diệt - Ảnh 4.

Mẹ Trần Thị Chinh, Mẹ Việt Nam anh hùng giữa thời bình - Ảnh chụp màn hình

Âm nhạc kể chuyện bản hùng ca bất diệt

Bản hùng ca bất diệt gồm ba chương, xuyên suốt là hình tượng "lời ru" - lời ru của những người phụ nữ Việt Nam đã tiễn chồng, tiễn con ra chiến trường.

Chương I Lời ru trong bão lửa với những hoạt cảnh: Lời ru bên nôi; Thư người lính gửi vợ; Đất quê ta mênh mông… cùng những bài ca: Quê hương anh bộ đội; Bài ca hy vọng; Tình em; Đường cày đảm đang, Đất quê ta mênh mông… khắc họa tinh thần chiến đấu kiên cường của cả một thế hệ qua hình ảnh người mẹ và người vợ nơi hậu phương.

Bản hùng ca bất diệt - Ảnh 5.

Ca sĩ Phạm Thu Hà hát Dòng sông phẳng lặng - Ảnh chụp màn hình

Chương II Lời ru buồn - Nỗi đau của mẹ lặng lẽ tái hiện những mất mát không thể đo đếm với những bài hát, trích phim Mùi cỏ cháy; Vành hoa lửa Người mẹ Quảng Nam; Đất nước; Một đời người một rừng cây…

Chương III Lời ru hòa bình - Viết tiếp những ước mơ với những tiết mục Về bên mẹ, Cho con là người Việt Nam

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con' - Ảnh 6.

Chương trình diễn ra ngay dưới bức phù điêu với chân dung bán thân Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - Ảnh chụp màn hình

Chương trình do Nhà hát lớn Hà Nội thực hiện, với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng: Tấn Minh, Lan Anh, Phạm Thu Hà, Đăng Dương, Viết Danh, Khánh Chi, Thanh Tài, Thu Hằng, Nhóm MTV, Dàn nhạc dân tộc Thanh Âm Xanh, nghệ sĩ violin Trần Quang Duy…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tri ân là mệnh lệnh từ trái tim

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Chương trình nghệ thuật “Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử” diễn ra trang trọng tại sân vận động 30-4 thu hút hàng ngàn người dân đến xem.

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

Các chương trình nghệ thuật sẽ được biểu diễn xuyên suốt 10 ngày, cùng với các gian hàng đưa Việt Nam đến gần công chúng Nga.

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

'Ngoài đời, Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi. Nhưng khi cầm bút, cô ấy là người đầy quyết liệt. Văn Han Kang như một dòng chảy ngầm nhưng có sức công phá lớn'.

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều

Hội Kiều học Việt Nam, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền, Viện Nghiên cứu danh nhân tổ chức hẳn một tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia để bàn bạc tìm ra một cách trình bày ‘Truyện Kiều’ đúng nhất cho độc giả phổ thông.

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều

Thổi bùng mọi giác quan với Lễ hội văn hóa Việt Nam tại quảng trường Đỏ

Đến lễ hội, khách tham quan nhanh chóng bị đánh thức mọi giác quan, qua đó cảm nhận rõ hơn về một đất nước Việt Nam giàu truyền thống từ ẩm thực đến nghệ thuật, lịch sử.

Thổi bùng mọi giác quan với Lễ hội văn hóa Việt Nam tại quảng trường Đỏ

Viết ghi chú vào sách là lưu kỷ niệm hay phá hoại?

Những lời đề tặng, dòng ghi chú viết tay trên trang sách là dấu tích của dòng ký ức đáng trân trọng hay là hành vi phá hoại sách?

Viết ghi chú vào sách là lưu kỷ niệm hay phá hoại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar