07/07/2023 09:08 GMT+7

Đi rồi sao, Dạ ơi

Vừa nghe các bạn văn báo nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã ra đi. Buồn quá và thương bạn quá.

Vợ chồng nhà văn Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Phủ Ngọc Tường, ảnh chụp tháng 10-1999 - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Vợ chồng nhà văn Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Phủ Ngọc Tường, ảnh chụp tháng 10-1999 - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Một bạn gái thơ hay - xinh đẹp - tấm lòng đối với bạn bè nhân hậu ấm áp - tính tình hài hước vui vẻ đã ra đi. 

Biết nhau từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà Lâm Thị Mỹ Dạ vừa đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1973 - 1974 với một chùm thơ trong đó có bài Khoảng trời và hố bom (còn tôi thì được giải khuyến khích với bài Theo anh vào Trường Sơn). 

Trong buổi tiệc nhận giải vào buổi tối hôm đó chúng tôi quen nhau. Dạ mời tôi tối hôm sau đến dự cưới Dạ lấy anh Hoàng Phủ Ngọc Tường (khi ấy là giám đốc Sở Văn hóa Quảng Trị, anh Tường ở R về).

Đám cưới Dạ và anh Tường tổ chức ở tầng 2 nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật đến tận ngày nay. 

Dạ biết tôi ngày đó là văn công chắc biết trang điểm nên Dạ bảo tôi đến sớm một chút để đánh phấn môi son cho cô dâu giùm. 

Dạ nghỉ ở một ngôi nhà gần đó. Tôi lại đến trễ nên khi tới thì người ta cũng vừa đón cô dâu ra nhà 51 rồi. Chỉ còn mùi nước hoa ngào ngạt vương lại.

Đám cưới Mỹ Dạ và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường thật vui. Mỗi nước chè và bánh kẹo, không cỗ bàn linh đình như bây giờ nhưng có đủ mặt các nhà văn, nhà thơ tên tuổi, "cây đa cây đề" đến dự. Nhà thơ Xuân Diệu làm chủ hôn.

 Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau. Mỗi lần Dạ ra Hà Nội các bạn nhà văn, nhà thơ nữ cùng lứa chúng tôi đều xúm xít vây quanh thăm hỏi vui vẻ. 

Dạ bận mấy cũng không quên ghé đến nhà thăm vợ chồng tôi và ở lại ăn cơm, đôi ba lần còn ngủ lại để hai chị em được nằm bên nhau chuyện trên trời dưới bể nữa. 

Nhìn Dạ ngủ ngon, nước da trắng bóc, hai má lúc nào cũng ửng hồng, môi không tô son mà lúc nào cũng thắm đỏ... tôi đâu nghĩ con người ấy hôm nay sao lại ra đi sớm thế.

Thơ Dạ rất hay nhiều bài thơ rất trong trẻo nhân hậu mượt mà giống như chất người của Dạ vậy. 

Dạ đã từng luôn hạnh phúc và tự hào bên người chồng tài hoa hiểu nhiều biết rộng là anh Hoàng Phủ Ngọc Tường

Xưa líu ríu với nhau chuyện trăm chuyện nghìn là thế. Vậy mà. Thôi yên nghỉ Dạ nhé. Bay đi thanh thản với trời xanh mây trắng. Dạ ơi.

Khi anh Hoàng Phủ Ngọc Tường bị đột quỵ ở Đà Nẵng, tháng 6-1998, anh Tường mới hơn 60 tuổi và chị Dạ thì chưa đến tuổi 50.

Gác hết tất cả sự nghiệp văn chương, chị tận tụy lo cho anh Tường với tất cả trái tim người vợ. 25 năm trôi qua đằng đẵng từ Huế vô Sài Gòn, rồi lại ra Huế, chị đưa anh lên tận biên giới Việt Lào chữa bệnh. Chị như cái bóng bên anh.

Và hôm nay chị đã về trời ở tuổi 75, nhưng với chúng tôi chị Dạ cứ mãi mãi trẻ trung như những cô gái thanh niên xung phong đã in bóng trong bài thơ Khoảng trời hố bom của chị viết từ năm 1972.

Những đóng góp về văn học nghệ thuật của chị nhiều người đã viết, Nhà nước đã công nhận, nhưng hơn cả sự công nhận kia, thi ca Việt Nam sẽ rất thiệt thòi nếu thiếu đi giọng thơ của chị, nữ tính và suy tưởng, tha thiết với Tổ quốc và tình yêu...

Tôi chợt nhớ những gì anh Ngô Minh viết về chị, khi đó chị vừa được Giải thưởng Nhà nước:

"Gặp nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vài lần đầu thấy chị luôn cười hiền dịu, quan tâm đến mọi người. Chị lại xinh đẹp, trắng trẻo, nhiều người cứ tưởng nhà thơ nữ này sống trong nhung lụa từ nhỏ. Hoàn toàn không phải vậy".

LÊ ĐỨC DỤC

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

5h sáng 6-7, tại nhà riêng ở TP.HCM, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từ biệt cuộc đời sau 5 năm bệnh Alzheimer trở nặng, hưởng thọ 75 tuổi.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Bà học Trường viết văn Nguyễn Du những năm 1978 - 1983, từng làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương, là ủy viên ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 3, ủy viên hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa 5.

Ngoài sự nghiệp văn thơ riêng với các tác phẩm như Khoảng trời hố bom, Trái tim sinh nở, Bài thơ không năm tháng, Chuyện cổ nước mình... bà còn được biết đến là vợ của nhà thơ nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Lễ nhập quan bà Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra lúc 14h ngày 6-7, lễ viếng từ 15h cùng ngày tại tư gia (chung cư Samland, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Lễ động quan lúc 8h sáng 9-7, hỏa táng ở Phúc An Viên, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Lâm Thị Mỹ Dạ: Muốn có thơ hay, phải sống thật với chính mình

Với tôi, thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy. Không thể lấy một bài thơ nào làm tiêu chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự lấp lánh riêng, không ai giống ai. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chia sẻ về cuộc sống hiện tại và thơ ca...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: Bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar