03/01/2018 11:12 GMT+7

Đêm qua rơi xuống cội lòng…

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Tối 1-1-2018, một cuộc hội ngộ đặc biệt diễn ra tại tư gia nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ ở TP.HCM.

Bên ngoài, vầng trăng ngó xuống ánh đèn phố xá bên dòng sông rộng mênh mang. Sài Gòn góc này trong trẻo và yên bình. 

Bên trong có rượu, có thơ và nhạc, có sự nồng ấm với rất nhiều cung bậc cảm xúc của nhiều bạn văn và người yêu thơ.

Nhiều bài thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được ngâm, được đọc. Nhân vật chính ngồi yên trên xe lăn, nhìn đăm chiêu, mơ màng, cạnh bên là người vợ - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - cũng đang mang bệnh, ngồi lặng ngây như một trẻ nít. 

Nhà văn gần như không nói, nhiều căn bệnh kinh niên khiến lời nói muốn phát ra phải thông qua rất nhiều trở lực. 

Nhưng dường như trong ông, những kỷ niệm của thời tráng niên lẫm liệt đang ùa về trong một sự xúc động đến nghẹn lòng. Sự xúc động ấy có khi chỉ biểu hiện bằng ngón tay khẽ rung...

Đêm qua rơi xuống cội lòng… - Ảnh 1.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (trái) nắm thật chặt tay nhà thơ Nguyễn Duy - Ảnh: THÁI LỘC

Từ Huế, nhà báo Minh Tự cũng góp giọng đọc qua điện thoại: "Thôi em cảm tạ con người / Đã thương đã ghét giữa đời vắng không / Đêm qua rơi xuống cội lòng / Vàng im ngọn lá ngô đồng thiên thu..." (Đêm qua - Hoàng Phủ Ngọc Tường). 

Những câu thơ như hắt bóng ông, một thi sĩ - triết gia, vào lòng người yêu thơ. 

Thơ nối thơ tiếp tục cất lên: "Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ / Bềnh bồng mà vẫn theo nhau / Anh với em, ừ thì cũng lạ / Bềnh bồng cho tới mai sau" (Bồng bềnh cho tới mai sau - Hoàng Phủ Ngọc Tường). 

Đó cũng là bài thơ mà theo nhiều người có mặt, nỗi buồn hay và lạ đến mức như thế, một ngày mai kia rất nên khắc sau bia đá...

Có nhiều khi tôi quá buồn/ Tôi ước mong chung quanh chỗ tôi ngồi/ Mọc lên thật nhiều cây cỏ/ Cây xấu hổ đau gì mà rủ lá/ Tôi gập người trên bóng tôi...

Và rồi tất cả cùng chăm chú theo lời thơ ấy trong Cỏ, chim sẻ và châu chấu của Hoàng Phủ cùng bài hát Nỗi buồn do Phú Quang phổ nhạc, được xướng lên bởi một giọng nam cao và ấm, những âm giai hòa điệu nhuần nhuyễn vào từng ý tứ, khẽ chạm vào tận đáy lòng sâu kín nhất của người nghe:

Nhà thơ Nguyễn Duy ôn lại nhiều kỷ niệm xưa với Hoàng Phủ. 

Nhiều người ngạc nhiên khi nghe Nguyễn Duy nhắc đến câu thơ "Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu" trong bài Nhớ bạn (Nguyễn Duy tặng Hoàng Phủ Ngọc Tường) là do việc cấm nữ sinh mặc áo dài trắng của một thời ấu trĩ; còn câu "Chợ chiều Bến Ngự chưa tan/ Ai đi ngược dốc Phủ Cam một mình"... từng khiến Hoàng Phủ thốt lên: "Đó là tui rồi chứ còn ai vô đây nữa!".

Nhà văn Hoàng Phủ cũng rất xúc động khi "bé Lim" - Hoàng Dạ Thư, con gái ông - lần hiếm hoi từ rất lâu rồi, ôm guitar hát bài phổ thơ ông. 

Mọi cảm xúc dâng trào khi ông đưa cánh tay yếu ớt cố với lấy ly rượu. Rượu mạnh, dù chỉ vài giọt, đủ làm ông nấc sặc. Xen trong nhiều tiếng cười là những ánh mắt vừa yêu dấu, ngưỡng mộ, vừa ái ngại chen lẫn niềm thương cảm.

Trong những người có mặt, có người "ý thức" đây là lần hội tụ bạn văn cuối cùng với vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. 

Riêng tôi, vẫn muốn tin, như lời chúc của nhà văn - võ sư Nguyễn Văn Dũng: "Anh phải khỏe để thêm lần về thăm Huế!"; rằng biết đâu chừng có một phép mầu nhiệm như phép mầu từng đưa ông vượt qua hai lần thập tử nhất sinh, để giờ này còn ngồi giữa mọi người nghe thơ, tri âm trong một niềm xúc động tận cội lòng...

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar