08/04/2011 04:18 GMT+7

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Vẽ lại đời mình bằng màu nước sông Hương

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TT - Tập bút ký xinh xắn mang tên Lời tạ từ gửi một dòng sông (NXB Trẻ) của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức được ông xác nhận sẽ là tập sách cuối cùng sau gần 20 tập thơ và bút ký ông đã viết suốt đời văn của mình.

Phóng to

Chân dung Hoàng Phủ Ngọc Tường do họa sĩ Đinh Cường vẽ

"Cuốn sách nhỏ này có thể xem là lời tạ từ của tác giả gửi một dòng sông và dòng chảy của nó xuyên qua mọi bờ bến. Quả là tập bút ký này có hay có dở nhưng cuối cùng là tâm huyết của tôi gửi lại cho bạn đọc" - nhà văn đã viết như thế trong lời đề từ cho tập sách.

Chảy suốt đời văn và đời người của Hoàng Phủ Ngọc Tường là dòng sông Hương, mà nếu không có những trang văn của ông có lẽ đã không long lanh đến thế trong lòng bao nhiêu người đọc, dù đến hay chưa đến Huế.

Rất lâu rồi, người viết còn nhớ lời bình trong một phim tài liệu về sông Hương có viết rằng "đất nước có nhiều dòng sông, nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ, như cuộc đời có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mang theo".

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương cho ông nhiều hơn tất cả những điều đó, kể từ khi là chàng trai thọc tay vào túi quần đứng huýt sáo trên cầu Tràng Tiền để nhìn trong bóng chiều Hương giang cái màu tím kỳ diệu gọi là "nhân loại tím" của riêng Huế đến khi ông lên rừng theo kháng chiến, "mười năm kết bạn với lau lách", tìm đến được cái lạch nước nhỏ của A Pàng - khởi nguyên của dòng sông thơm - để biết rằng "pàng" trong tiếng Cà Tu có nghĩa là đời người... và cảm khái: "Ôi dòng sông Ðời Người, ôi con sông Huế, nó đã chở đầy phận người từ thuở từng giọt địa chất sinh ra".

Phóng to
Ảnh: T.T.D.
Những bút ký về sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể nói đã trở thành "kinh điển": Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn, Hoa trái quanh tôi... Bởi thế dù trong những trang văn, dấu chân lữ hành của ông đã lang thang qua sông Seine nước Pháp hay sông Volga nước Nga, đi suốt những dòng sông Việt từ sông Hồng, sông Ðuống, sông Lô đến dòng Hiền Lương, Thạch Hãn quê nhà hay yêu đến tận tụy dòng Thu Bồn xứ Quảng, sông Côn đất võ, những dòng sông phương Nam đầy nắng và phù sa... thì cuối cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn là những yêu thương dành dụm cho lời tạ từ hôm nay: "Như một người đã chiêm nghiệm trong im lặng và trong sương khói chỉ để giữ lại những nét đẹp sâu thẳm của thiên nhiên, từ dưới đáy kinh nghiệm của một đời cầm bút, tôi đã không ngần ngại gửi tâm hồn mình vào tác phẩm, vẽ lại đời mình bằng màu nước của dòng sông, nó xanh biếc và yên tĩnh như một lẽ vĩnh hằng trong cảnh vật cố đô".

Nhớ Phùng Quán từng viết về Hoàng Cầm, đại ý rằng ngày nào đó khi Hoàng Cầm từ giã cuộc chơi, đi sau ông sẽ có dòng sông Ðuống và cũng nói theo cách của Hoàng Phủ rằng "Mai kia tôi về ngủ trên đồi...", hẳn ông sẽ có dòng sông Hương đưa tiễn với tất cả tấm tình hào hoa đam mê mà ông đã dành cả đời văn của mình dâng hiến cho linh giang xứ Huế.

LÊ ĐỨC DỤC

LÊ ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar