17/06/2019 08:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Để em đưa anh về...!'

THANH TUYỀN
THANH TUYỀN

TTO - Đó là câu nói, cũng là thói quen mà phần lớn người Việt phải tập dần để đón đầu khi Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ đầu năm 2020 có điều khoản cấm 'điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'.

Như vậy, "Đã uống rượu bia - không lái xe" (gọi tắt là "Đã - Không") không còn là khẩu hiệu vốn chỉ nghiêm khắc với tài xế ôtô, nay áp dụng cho cả người lái xe máy. Nếu thực hiện nghiêm, đó thật sự là "xáo trộn" khi nhiều người phải thay đổi thói quen cũ.

Cuộc sống người Việt gắn liền với xe máy. Lâu nay luật cho phép người lái xe máy uống bia rượu nhưng không được vượt nồng độ cồn theo quy định, từ đó hình thành thói quen uống rồi vẫn lái xe. Luật mới không cho phép giữ thói quen này. 

Nhưng thói quen không thể thay đổi trong một vài tháng. Sau giờ làm về thẳng nhà, không ghé quán nhậu chỉ vì lý do uống rồi ai đưa về, xe máy bỏ đâu? Thật khó. Hay tan tiệc cưới, tiệc sinh nhật... các ông đã "sương sương", còn các chị và cánh xe ôm "để em đưa anh về...!". 

Chẳng mấy ai làm như vậy. Nhậu vẫn lái xe, quán nhậu cứ thế mọc lên ở mọi nơi...

Rồi đây các quán nhậu, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện không còn phải đau đầu tìm chỗ giữ xe cho thực khách. Nhưng họ phải tìm kiếm, tổ chức xe ôm, taxi đưa khách đã uống rượu bia về nhà. 

Nhà sản xuất rượu bia, quán nhậu cũng sẽ có "sáng kiến" để khách hàng thoải mái nhậu, không còn lo chuyện đường về. Nhưng dù sáng kiến cao siêu đến đâu cũng khó giảm hết phiền toái xảy ra với dân nhậu khi không còn được cầm lái sau lai rai. 

Liệu có còn duy trì được thời hoàng kim khi mở quán nhậu bởi lúc nào cũng đông khách? Sau này kinh doanh của nhà hàng, quán nhậu có bị ảnh hưởng?

Dân nhậu và người kinh doanh đang nghe ngóng xem điều luật "Đã - Không" được thực thi nghiêm hay lại như quy định "Cấm hút thuốc nơi công cộng" - cấm mà như không bởi chẳng phạt được mấy ai.

Có cơ sở để tin rằng điều luật "Đã - Không" này không có số phận như vậy. Bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải "thiết tha", quy định cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" mới thành điều luật.

Bởi xã hội bức xúc khi có quá nhiều vụ tai nạn giao thông đau lòng do rượu bia nhưng hạn chế rượu bia lại vô cùng khó khăn. Rồi dư luận cũng nói về sức mạnh của các doanh nghiệp rượu bia và chặng đường đầy gian truân của Luật phòng chống tác hại rượu bia...

Vì thế trong thời gian chờ luật có hiệu lực, cần phải "giữ lửa" bằng cách tuyên truyền thật kỹ, chuẩn bị chu đáo, triển khai mạnh mẽ, thuyết phục để điều luật "Đã - Không" đi vào cuộc sống. Chính quá trình chuẩn bị này sẽ có tác dụng hình thành thói quen "để em đưa anh về" ngay từ khi luật chưa có hiệu lực. 

Để mọi người tin rằng không có gì lay chuyển được quyết tâm hạn chế rượu bia nhằm góp phần giảm tai nạn giao thông. Đã uống rượu bia - Không lái xe. Đã ban hành luật - phải thực hiện nghiêm.

TTO - Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, người đã uống rượu bia sẽ không được lái xe là điều được dư luận quan tâm nhiều nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar