28/11/2023 07:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dạy thêm - học thêm nhưng không 'thêm', chỉ là dạy trước, dạy lại kiến thức

Dạy thêm - học thêm ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu học sinh và gia đình trên khắp cả nước.

Học sinh học thêm sau giờ học chính khóa tại một điểm dạy thêm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh học thêm sau giờ học chính khóa tại một điểm dạy thêm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thoạt tiên đó là những lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tư duy, khả năng nghiên cứu khoa học dành cho học sinh xếp hạng khá giỏi. Đó cũng là lớp phụ đạo dành cho học sinh xếp hạng yếu kém, được tổ chức bên trong trường theo kế hoạch năm học.

Dạy thêm - học thêm là nhu cầu có thật của học sinh và gia đình. Nếu dạy thêm phục vụ cho sự tự nguyện của người học thì rất đáng hoan nghênh và cần khuyến khích, tổ chức bên trong hay ngoài nhà trường đều tốt.

Xuất phát từ nhu cầu có thật

Nhưng theo thời gian và tác động từ cuộc sống còn nhiều khó khăn của nhà giáo, dạy thêm chuyển sang một dạng làm thêm ngoài giờ của cá nhân và mở rộng hợp thức hóa trong giờ của các trường dưới dạng lớp học tăng cường.

Tất nhiên trong hệ thống môn học của các cấp, trường tổ chức dạy đại trà theo lớp tăng cường sẽ chọn các môn như toán, lý, hóa, ngoại ngữ, văn. Giáo viên đứng lớp dạy các bộ môn này cũng có nhiều cơ hội để dạy thêm tại nhà. Những môn như sử, địa, giáo dục công dân, công nghệ, nghệ thuật thì không tổ chức được lớp vì không có người học.

Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản về quản lý dạy thêm - học thêm. Các sở GD-ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản nhưng hầu như đều dừng ở mức phổ biến cho đúng quy trình, thủ tục. Còn đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả thi để thực hiện.

Ngày 20-11-2023, phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Huy cần đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhiều đại biểu còn so sánh bác sĩ khám bệnh ở phòng mạch tư được thì giáo viên cũng dạy thêm được.

Dạy thêm - học thêm là nhu cầu có thật của học sinh và gia đình. Nếu dạy thêm phục vụ cho sự tự nguyện của người học thì rất đáng hoan nghênh và cần khuyến khích, tổ chức bên trong hay ngoài nhà trường đều tốt.

Hiệu ứng của nó là hỗ trợ cho phát triển năng lực tư duy của học sinh, bổ sung những phần thiếu từ tiết học đại trà nhưng không làm chệch định hướng và bản chất giáo dục phổ thông.

Dạy trước, dạy lại

Tuy nhiên, hệ lụy đáng bàn luận để kịp thời chấn chỉnh trong tình hình hiện nay và lâu dài đó là việc dạy trước - học trước và dạy lại - học lại.

Để thu hút người học, rất nhiều lớp dạy thêm thực chất là dạy trước. Trong kỳ nghỉ hè, học sinh theo học những lớp này hầu hết học trước hơn nửa học kỳ I của chương trình năm học tới. Rất nhiều lớp dạy thêm dạy trước cho học sinh phần kiến thức chưa đến tiết học.

Điều này tạo ra tâm lý chủ quan ở học sinh và độ vênh đáng kể về khả năng tiếp thu trong lớp học chính khóa. Về mặt chuyên môn sẽ không đánh giá được thực chất việc thực hiện nội dung và tiến độ của chương trình năm học.

Nhiều lớp học tăng cường tổ chức trong trường và nhà riêng của giáo viên thực chất chỉ là dạy lại phần kiến thức mà ở lớp học chính khóa đã diễn ra "sơ sài vì lý do nào đó". Học sinh phải mất thêm thời gian để học lại phần mà lẽ ra đã được hoàn tất. Gia đình phải tốn thêm nhiều khoản tài chính rất lớn để con em mình chỉ đi học lại.

Giáo dục là sự nghiệp, dạy học là nghề có điều kiện. Trường và lớp học ở bất cứ quy mô nào cũng là thế giới rất riêng, kính cẩn cho việc rèn luyện - dạy dỗ con người trở thành công dân tốt.

Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ để quản lý dạy thêm, học thêm thì giáo viên sẽ hành xử thiên chức nhà giáo như một người lao động nghề nghiệp. Lúc đó sẽ kéo theo trăm kiểu quảng cáo về phục vụ giá cả, và trăm chiêu bài khác để kinh doanh.

Cấm triệt để dạy trước

Có lẽ trong tình hình hiện nay, Bộ GD-ĐT cần phải nghiêm cấm triệt để việc dạy trước, người vi phạm phải bị xử nghiêm. Không cho phép tổ chức các lớp dạy tăng cường (một hình thức dạy thêm) trong trường học.

Thời gian phải được phân bố và dành để nghiêm túc thực hiện các hoạt động ngoại khóa, tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhiều bộ môn văn hóa nghệ thuật hiện chưa được tổ chức dạy đầy đủ là một thiệt thòi lớn của lớp trẻ.

Ngoài ra hiệu ứng đám đông đã khiến rất nhiều gia đình phải cho con đi học thêm để "không thua con nhà bên cạnh". Đây là nguyên nhân cho sự bùng phát dạy thêm - học thêm vượt tầm kiểm soát hiện nay.

Giảm bớt nhu cầu học thêm

Bộ GD-ĐT cần tiếp tục nghiên cứu tinh giản chương trình và khối lượng kiến thức các bộ môn giáo dục phổ thông. Điều này sẽ giảm bớt nhu cầu học thêm và sẽ hạn chế dạy thêm.

Nếu đầu tư về học thuật, tổ chức giảng dạy tốt hơn thì chắc chắn một ngày không xa nhiều gia đình sẽ chọn cho con em mình đi học thêm nhạc, họa, khiêu vũ, nghệ thuật… Lúc đó giáo dục mới hoàn thành sứ mệnh trồng người.

Chấm dứt dạy thêm - học thêm: Làm sao được cả đôi đường?

TTO - Theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM, kể từ năm học 2016 - 2017 sẽ chấm dứt việc tổ chức học thêm, dạy thêm tại các trường, chỉ cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar