12/11/2019 21:05 GMT+7

Dành có 10 giây để rửa tay, không sạch nổi vi trùng đâu!

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Tối thiếu 20 giây là khoảng thời gian cần thiết cho một lần rửa để tay sạch hoàn toàn. Nhưng không ít người trong chúng ta chỉ mất chưa tới…10 giây rửa tay!

Dành có 10 giây để rửa tay, không sạch nổi vi trùng đâu! - Ảnh 1.

Rửa tay là việc đơn giản, nhưng không phải ai cũng rửa đúng cách và đúng quy trình. Ảnh: Carilion Clinic Living

"Ngay cả khi bạn sử dùng các loại nước rửa tay có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất, thì nếu rửa ít hơn hay nhiều hơn 20 giây cũng mang tác dụng ngược", Sarah Borwein - bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm tại Toronto (Canada), cho biết.

"20 giây đã được chứng minh là khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để thực sự loại bỏ vi trùng. Nếu không rửa đủ lâu thì sẽ không loại bỏ hiệu quả tất cả các vi trùng gây bệnh đang ẩn nấp trong tay",  Borwein nói với Insider.

Nhưng rửa quá lâu thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề hơn, đặc biệt nếu sử dụng xà phòng có chứa các hoạt chất tẩy rửa mạnh. Nó có thể làm da bị khô, nứt hoặc chảy máu. Khi đó, việc rửa tay vô tình phá vỡ "chức năng bảo vệ hàng rào" của da và cho phép vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

Đáng buồn là không ít người trong chúng ta chỉ mất chưa tới…10 giây rửa tay! Đặc biệt khi dùng xà phòng, chỉ cần rửa hết bọt, tay không còn trơn nhớt là ngừng vì nghĩ đã sạch tay.

Bên cạnh việc rửa tay không đúng thời gian, một quan niệm sai lầm nhiều người mắc phải khác là dùng nước nóng.

"Nhiều người tin rằng nước nóng hơn là tốt hơn nước lạnh, nhưng trên thực tế không có bằng chứng nào cho thấy nhiệt độ nước có vai trò loại bỏ vi trùng trên tay. Sử dụng nước nóng có thể làm khô tay và dẫn đến tổn thương da, vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân nên sử dụng nước lạnh hoặc ấm ở nhiệt độ thấp", bác sĩ Borwein nói.

Đối với phương pháp tốt nhất để rửa tay hiệu quả, Borwein khuyến khích chà xát mạnh hai bàn tay ở tất cả các bề mặt: mu bàn tay, cổ tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay nơi bụi bẩn bị kẹt.

Bất ngờ hơn cả, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), dung dịch khử trùng được quảng cáo là "siêu diệt khuẩn" thực sự không có tác dụng khác biệt nào so với…nước. Trên thực tế, bác sĩ Borwein cảnh báo rằng nó thậm chí không hiệu quả bằng việc rửa tay bằng nước sạch. Nhưng nó vẫn được sử dụng trong một vài trường hợp như ở bệnh viện hay phòng khám, chất khử trùng tay là một lựa chọn tốt khi xà phòng và nước không có sẵn.

Không giống như rửa tay bằng xà phòng và nước, dung dịch khử trùng không loại bỏ tất cả các mầm bệnh có hại trên tay. Ví dụ như vi khuẩn Norovirus gây nôn và tiêu chảy.

Thêm vào đó, chất khử trùng sẽ không có tác dụng hiệu quả nếu đôi bàn tay quá nhiều bụi bẩn. Vì vậy, hãy rửa sạch sau khi làm công việc khiến tay lem lấm như vứt rác, hoạt động ngoài trời hoặc xử lý các vật dụng dính dầu mỡ, sau đó mới dùng dung dịch khử trùng hoặc xà phòng.

Trong trường hợp dùng rượu để rửa tay, loại rượu đó cũng cần chứa ít nhất 60% độ cồn. Và cũng cần rửa ít nhất 20 giây.

Rửa tay với xà phòng: Cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả

Tổ chức WHO khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng cũng là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

MINH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar