04/07/2025 08:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ đang tất bật đàm phán với chính quyền ông Trump trước hạn chót ngày 9-7, trong bối cảnh nguy cơ thuế quan tăng mạnh đang cận kề.

thuế quan - Ảnh 1.

Ông Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ chỉ đơn giản gửi thư thông báo mức thuế mới cho các đối tác nếu đàm phán thất bại sau thời hạn chót - Ảnh minh họa: The Verge

Chỉ còn hơn một tuần nữa, thời gian ân hạn 90 ngày của Tổng thống Donald Trump sẽ chính thức khép lại. Nếu không đạt được thỏa thuận, các mức thuế từ 10 - 50% với hàng hóa từ nhiều quốc gia có thể được áp dụng ngay lập tức. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã cảnh báo trên Bloomberg Television hôm 2-7: "Thuế quan có thể quay trở lại mức ngày 2-4 nếu chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận do họ cố chấp. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra".

Chiến lược đàm phán đa dạng

Những sắc thuế quan "Ngày giải phóng" này từng làm thị trường tài chính toàn cầu chao đảo khi được công bố vào ngày 9-4. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi lên mức cao kỷ lục nhờ tâm lý lạc quan rằng các thỏa thuận thương mại sẽ hoàn tất đúng hạn - hoặc mức thuế 10% sẽ được gia hạn thêm.

Tính đến hiện tại, Mỹ mới chính thức đạt được thỏa thuận thương mại tương đối hạn chế với Anh. Ngày 2-7, ông Trump tuyên bố trên mạng xã hội Truth rằng thỏa thuận với Việt Nam cũng đã hoàn tất. Tuy nhiên, ông nhiều lần thông tin sẽ chỉ đơn giản gửi thư thông báo mức thuế mới cho các đối tác nếu đàm phán thất bại sau thời hạn chót.

Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra chủ động nhất trong cuộc đua này. Cao ủy Thương mại EU Maros Sefcovic đã bay sang Washington ngày 1-7 để gặp các đối tác Mỹ và bày tỏ hoan nghênh đề xuất sơ bộ từ phía Mỹ. 

Tiến trình đàm phán vẫn chưa rõ ràng, nhưng EU khẳng định các quy định của họ với mạng xã hội và các công ty công nghệ - vốn nghiêm ngặt hơn Mỹ - sẽ không được đưa vào cuộc đàm phán lần này.

EU sẵn sàng chấp nhận thuế phổ quát 10% với nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng muốn Mỹ cam kết giảm thuế ở các lĩnh vực chủ chốt như dược phẩm, rượu, chất bán dẫn và máy bay thương mại. EU cũng thúc đẩy Mỹ áp dụng hạn ngạch và miễn trừ để giảm nhẹ mức thuế hiện tại 25% với ô tô và linh kiện ô tô, hay 50% với thép và nhôm.

Với Nhật Bản, vấn đề nổi cộm là thương mại ô tô. Ông Trump liên tục cáo buộc mảng xuất khẩu này của Nhật vào Mỹ là "không công bằng", đồng nghĩa mức thuế 25% hiện đang áp với xe hơi nhập từ Nhật có thể được giữ nguyên, dù thỏa thuận cuối cùng có ra sao. Ông Trump cũng gợi ý Nhật nên nhập khẩu thêm dầu và hàng hóa khác từ Mỹ.

Hôm 2-7, ông đã nêu cụ thể tên Nhật Bản khi nói về việc "gửi thư thông báo thuế", sau khi phàn nàn về vấn đề gạo: "Tôi rất tôn trọng Nhật Bản, họ không chịu nhập gạo của chúng ta, trong khi họ lại đang thiếu hụt gạo nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ chỉ gửi cho họ một bức thư - và chúng tôi rất vui được có họ là đối tác thương mại lâu năm".

Ấn Độ, nước ban đầu tỏ ra lạc quan, gần đây gặp trục trặc vì tranh cãi liên quan đến thuế với linh kiện ô tô, thép và nông sản. Các nhà đàm phán Ấn Độ được cử sang Washington nói vào cuối tháng 6 rằng họ có thể phải ở lại Mỹ lâu hơn dự kiến, với điểm nghẽn chính là yêu cầu từ Mỹ muốn New Delhi nới lỏng các biện pháp bảo hộ với sữa, hạnh nhân, hạt dẻ cười, óc chó, đậu nành và các nông sản khác. Ở chiều ngược lại, Ấn Độ muốn Mỹ giảm thuế nhập khẩu với thép và phụ tùng ô tô từ nước này.

Thời gian và áp lực

Nhiều quốc gia cố gắng thể hiện thiện chí ngay trong quá trình đàm phán. Indonesia, ngày 30-6 đã nới lỏng yêu cầu cấp phép nhập khẩu với một số mặt hàng và miễn trừ hạn chế nhập khẩu nhựa, hóa chất và nguyên liệu công nghiệp. Indonesia cũng mời Mỹ đầu tư chung dự án khoáng sản quốc doanh - tất cả đều là chiến thuật thương lượng trong đàm phán thuế quan.

Hàn Quốc lại tiếp cận theo cách khác khi thông báo sẽ yêu cầu gia hạn thời gian đàm phán. Seoul và Washington hiện có hiệp định thương mại tự do gần như miễn thuế hoàn toàn cho nhau, nên Hàn Quốc không còn nhiều đòn bẩy cho việc nhập hàng Mỹ. 

Do đó, chính quyền ông Trump chuyển trọng tâm sang các vấn đề khác như tỉ giá và chi tiêu quốc phòng. Ông Trump thường xuyên phàn nàn về thỏa thuận chia sẻ chi phí cho 28.500 binh sĩ Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc.

Thái Lan tỏ ra lạc quan về tiến trình đàm phán với Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ, . Đề xuất của Thái Lan bao gồm giảm thuế nhập khẩu của nước này, mua thêm hàng Mỹ và tăng đầu tư vào Mỹ. Một khi Mỹ đã bắt đầu chốt được thỏa thuận với các đối tác lớn nhất, những ai chậm chân sẽ có nguy cơ nhận mức thuế nặng nề.

Đàm phán Mỹ - Trung còn giằng co

Đối tác thương mại lớn nhất (và có lẽ cũng là đối thủ lớn nhất), đàm phán đi theo hướng hoàn toàn khác, với thời hạn hoàn tất thỏa thuận toàn diện được ấn định vào tháng 8. Đàm phán giữa hai bên đang gặp khó khăn do Trung Quốc ngừng xuất khẩu khoáng sản đất hiếm và nam châm sang Mỹ nhằm phản ứng với tuyên bố áp thuế của ông Trump hồi tháng 4, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn.

Cuối tháng 6, Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận để Trung Quốc nối lại xuất khẩu những mặt hàng này trong khi hai cường quốc tiếp tục đàm phán một thỏa thuận thương mại rộng hơn.

Sau 3 tháng, đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật vẫn gặp bế tắc

Ngày 2-7, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, trong bối cảnh đàm phán thương mại với Mỹ gặp bế tắc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ

Sáng 4-7, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 6 đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2025.

TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ

Sáp nhập không tạo ra ngay các 'siêu điểm đến'

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một thử thách lớn tiếp theo, đó là chuyển đổi mô hình quản trị trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính.

Sáp nhập không tạo ra ngay các 'siêu điểm đến'

Giá đất ‘trên trời’ là vấn đề với thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản được gỡ vướng, thủ tục nhanh hơn nhưng giá đất 'trên trời', mức độ 'bong bóng' cao đang gây áp lực lớn cho thị trường.

Giá đất ‘trên trời’ là vấn đề với thị trường bất động sản

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức

Tổng thống Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn.

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức

Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không?

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh sẽ xóa bỏ thuế khoán từ 2026, bán hàng phải xuất hóa đơn từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, cơ quan quản lý cũng nên mạnh dạn đề xuất cách thức giảm trừ gia cảnh mới.

Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar