13/03/2018 10:50 GMT+7

Có phải khi đứng không nên uống nước?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Vài ngày qua, hàng loạt tin nhắn được lan truyền nhanh, gây xôn xao trên mạng về những vấn đề liên quan đến... nước và cách uống nước.

Có phải khi đứng không nên uống nước? - Ảnh 1.

Uống nước khi đứng không gây hại cho cơ thể - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nào là: khi chúng ta đứng, không nên uống nước vì nước sẽ "trôi tuột" xuống phần dưới cơ thể, tích trữ lại tại đây mà không được đưa đến các cơ quan khác. Rồi thì: uống nước khi đứng, nước sẽ gây khó khăn cho việc đào thải độc tố, hay gây sưng chân đối với các bệnh nhân bị đột quỵ... Có thông tin cho rằng một dược sĩ ở Trung Quốc nói về cách uống nước "đúng mốt" thì sẽ phòng ngừa và chữa được nhiều bệnh. Dưới mỗi chia sẻ đều có thêm câu: "Nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người khác được biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người. Tôi đã làm tròn phận sự, giờ đến phiên bạn". Thực hư việc này ra sao?

Đừng vội tin thông tin lan truyền

Đến thời điểm hiện nay, bài viết về uống nước đã thu hút đông đảo cộng đồng mạng, với hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Một số ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng cách uống nước này nghe có vẻ hợp lý nhưng phi khoa học, phi thực tế vì thức ăn và đồ uống vào miệng đều phải qua dạ dày.

Nhiều bác sĩ cho biết không có tài liệu hay công trình nghiên cứu nào nói rằng uống nước khi đứng thì nước sẽ "tuột xuống" ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị đào thải ra ngoài, tương tự như nước chảy qua một đoạn ống thẳng được.

Bác sĩ Võ Phước Khương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) nhấn mạnh: "Bài viết này có thể là suy luận theo cảm tính của một người không có chuyên môn về quá trình nước uống vào cơ thể. Khi uống nước, không quan trọng hình thức uống là đứng hay ngồi, miễn chúng ta dung nạp lượng nước theo nhu cầu của cơ thể".

"Hành trình" nước vào cơ thể

Một bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát cho biết "hành trình" nước và các chất lỏng vào cơ thể khá phức tạp, không hề đơn thuần và trải qua bước một như chia sẻ trên.

Bác sĩ Võ Phước Khương cho biết sự hấp thu và bài tiết nước là một quá trình, không chỉ qua đường tiểu mà còn qua mồ hôi... Khi uống nước, nước sẽ từ miệng đi qua thực quản. Tiếp đó nước sẽ được hấp thu trực tiếp qua các tế bào biểu mô bao phủ đường ruột của con người. Ruột non sẽ chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ hầu hết lượng nước được cung cấp vào cơ thể.

Khi nước đến ruột non, 90% sẽ được hấp thụ còn lại 10% sẽ được chuyển đến ruột già. Lượng nước này sẽ được ruột già hấp thụ nhiều nhất có thể, còn lại bao nhiêu sẽ được cơ quan bài tiết xử lý và thải ra ngoài cơ thể thông qua tiểu tiện, đại tiện.

Uống nước đúng cách theo nhu cầu cơ thể

Các chuyên gia y tế cho biết uống nước đúng cách là phải hiểu biết nhu cầu cần nước của cơ thể hằng ngày. Thông thường mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần được cung cấp từ 1,5 - 2 lít nước uống thì mới đảm bảo đủ lượng nước cho các tế bào và các cơ quan luôn hoạt động hiệu quả.

Ngược lại, nếu uống quá nhiều nước mỗi ngày thì các cơ quan hấp thụ nước sẽ phải làm việc rất vất vả, gây áp lực cho thận. Nếu uống quá ít nước thì cơ thể sẽ thiếu nước, gây mệt mỏi, đau đầu, thậm chí tử vong khi cơ thể mất nước lên đến 20%.

Vì vậy, uống nước đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể là điều kiện trước tiên giúp cơ thể khỏe mạnh.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar