04/04/2023 08:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính phủ gỡ vướng phát triển nhà ở xã hội thế nào?

Đề án xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng ban hành. Nhưng nhu cầu cũng giai đoạn này khoảng 2,4 triệu căn. Tác động lớn nhất của đề án này sẽ nằm ở những chính sách gỡ vướng được đưa ra.

Chính phủ gỡ vướng phát triển nhà ở xã hội thế nào? - Ảnh 1.

Cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp sẽ là nhân tố quyết định với phát triển nhà ở xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2030 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhà ở xã hội: cầu vượt cung

Đây là lần đầu tiên Chính phủ đưa ra một chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bài bản, với mục tiêu rõ ràng và giải quyết hàng loạt nút thắt lâu nay.

Con số 1.062.200 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ được xây dựng trong đề án thoạt nhìn rất lớn nhưng nó cũng chỉ đáp ứng được một phần.

Bởi nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân các khu công nghiệp của 60/63 tỉnh, thành phố gửi về Bộ Xây dựng trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 2.400.000 căn.  

Gỡ vướng về đất đai, vốn, cơ chế mua bán nhà

Để hoàn thành mục tiêu xây được ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chính phủ cho biết sẽ trình Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, sửa đổi Luật nhà ở và các quy định pháp luật về thuế...

Để dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp... phải xác định rõ diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; coi phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của địa phương.

Về vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề án của Chính phủ nêu rõ các địa phương phải xác định phát triển nhà ở xã hội là một hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn trung và dài hạn của địa phương; trích một phần thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn để hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án nhà ở xã hội.

Địa phương cũng được huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển để phát triển nhà ở xã hội, sử dụng ngân sách nhà nước phát triển hạ tầng các khu nhà ở xã hội, được huy động vốn nước ngoài cho phát triển nhà ở xã hội.

Và trong tổng nguồn lực 849.500 tỉ đồng để xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình vay ưu đãi 120.000 tỉ đồng từ bốn ngân hàng thương mại BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank, với mức lãi suất thấp hơn từ 1,5-2% lãi cho vay bình quân của các ngân hàng.

Đề án cũng mở ra cơ chế giao chủ đầu tư khu chế xuất, khu công nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất làm chủ đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân.

Một loạt ưu đãi cho chủ đầu tư cũng được đưa vào đề án như: được sử dụng 20% diện tích đất trong dự án nhà ở xã hội để xây nhà ở thương mại để bán theo hình thức hạch toán riêng phần đất này; được tính chi phí đầu tư hạ tầng khu nhà ở lưu trú công nhân vào chi phí hạ tầng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.

Doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho thuê được giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn doanh nghiệp xây nhà ở xã hội để bán, thuê mua; không phải nộp lại tiền sử dụng đất được miễn khi bán nhà ở xã hội.

Không bắt buộc doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải dành 20% diện tích nhà ở dự án để cho thuê.

Tự quyết giá bán, cho thuê nhà ở xã hội

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được tự xác định giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội, và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về giá bán, giá cho thuê, thuê mua khi trình cơ quan quản lý cấp phép dự án đủ điều kiện bán, cho thuê. Đồng thời, được điều chỉnh giá bán, cho thuê nhà trong trường hợp tổng vốn đầu tư dự án tăng hoặc giảm.

Lãi vay mua nhà ở xã hội chỉ 8,2%/nămLãi vay mua nhà ở xã hội chỉ 8,2%/năm

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân sẽ chỉ 8,2%, được áp dụng trong 5 năm. Đó là thông tin được đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1, diễn ra chiều 31-3.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Trước những băn khoăn về nguồn lực thực hiện quỹ phát triển nhà ở xã hội, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ “tin tưởng quỹ sẽ có hiệu quả”.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi của Quỹ Nhà ở quốc gia khi phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Ngày 20-5, sự kiện giới thiệu Masteri Rivera Danang tại quận Hải Châu của “Thành phố đáng sống” đã quy tụ hơn 600 chuyên gia bất động sản.

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar