21/05/2025 14:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi của Quỹ Nhà ở quốc gia khi phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ - Ảnh: Q.P.

Ngày 21-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP.HCM) cho hay thành lập quỹ nhà ở quốc gia là cần thiết nhằm huy động nguồn lực để thực hiện đầu tư nhà ở xã hội.

Tuy nhiên hiện quy định về quỹ trong dự thảo nghị quyết còn chung chung, chưa nêu rõ cơ quan quản lý hay mô hình tổ chức hoạt động, nguồn thu hay nhiệm vụ chi.

Bà Lệ đề nghị bổ sung quy định cụ thể về Quỹ Nhà ở quốc gia, gồm cơ quan quản lý, mô hình hoạt động, nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nghị quyết cần nêu rõ khung cơ sở để Chính phủ ban hành nghị định chi tiết.

Nữ đại biểu cho hay dự thảo nghị quyết quy định Quỹ Nhà ở quốc gia là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở Trung ương và địa phương.

Quỹ này được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Bà Lệ nhìn nhận, nếu không phân định nguồn thu cho quỹ nhà ở trung ương và địa phương có thể dẫn đến chồng chéo, khó thực hiện. Theo bà, việc thành lập cả hai quỹ cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ từng cấp.

Đại biểu cho hay một số địa phương vẫn duy trì quỹ nhà ở tỉnh/thành phố, nên khi thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia, nếu vẫn duy trì những quỹ nhà ở này có thể gây trùng lặp chức năng. Do vậy cần quy định rõ việc duy trì, điều chỉnh và đảm bảo nguồn lực cho các quỹ.

Cũng theo đại biểu, dự thảo nghị quyết hướng đến đơn giản hóa thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, tiết kiệm thời gian và chi phí, đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên chưa đánh giá tổng thể thời gian thực hiện sau khi cắt giảm, lồng ghép thủ tục, gây khó khăn trong việc đánh giá khả năng hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Về quỹ đất, theo bà Lệ, việc thực hiện quy định chủ đầu tư dự án thương mại dành quỹ đất trong dự án xây nhà ở xã hội hiện chưa hiệu quả. Mức phạt hiện hành chưa đủ sức răn đe, thiếu quy định thời gian thực hiện nghĩa vụ và thời hạn bàn giao đất, dẫn đến trì hoãn, lãng phí và ảnh hưởng nguồn cung nhà ở xã hội.

Bà đề nghị bổ sung các quy định làm cơ sở tổ chức thực hiện nhằm khai thác quỹ đất nhà ở xã hội và tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở địa phương.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Ảnh: Q.P.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) đồng thuận Quỹ Nhà ở quốc gia nhưng băn khoăn về vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Theo bà Hạnh, Luật Ngân sách quy định quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động độc lập, không được ngân sách hỗ trợ, nguồn thu và nhiệm vụ chi không trùng với ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, dự thảo quy định nguồn thu của quỹ từ tiền tương đương giá trị quỹ đất và bán nhà ở thuộc tài sản công (hiện đều nộp ngân sách). Bà Hạnh băn khoăn về tính thống nhất với Luật Ngân sách để xác định loại quỹ này.

Trong khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng chủ trương 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 rất được quan tâm nhưng mới đạt 16%, cần cơ chế đặc thù.

Ông đề nghị làm rõ đối tượng áp dụng, bao gồm cả nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (mua, thuê, thuê mua) và lực lượng vũ trang.

Ông Ngân bày tỏ đồng tình xã hội hóa Quỹ Nhà ở quốc gia nhưng đề nghị làm rõ quỹ này có cho phép cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua nhà hay chỉ thuê, thuê mua.

Đề nghị sửa điều kiện thu nhập để hưởng chế độ nhà ở xã hội

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) cho hay Luật Nhà ở hiện hành quy định đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuộc nhóm thu nhập thấp, không đóng thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên theo bà Thúy, hiện tất cả cán bộ, công chức của TP.HCM được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm nên hiện tất cả cán bộ, công chức nêu trên đều nằm trong diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân, không đủ điều kiện hưởng chế độ nhà ở xã hội.

Do vậy bà Thúy đề nghị sửa đổi quy định để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức của TP, vốn có nhu cầu về nhà ở xã hội rất nhiều.

Đại biểu: Công chức xa chỗ làm 30km mới được mua nhà xã hội là chưa phù hợp

Đại biểu Dương Tấn Quân cho rằng việc quy định cứng nhắc 'bắt công chức nhà phải cách xa chỗ làm 30km mới được mua nhà ở xã hội là không hợp lý'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến nghị không hồi tố với dự án đã đóng đủ tiền đất trước 1-8-2024

Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị không hồi tố các quyết định về tiền đất của cấp tỉnh đối với các dự án đã đóng đủ trước ngày 1-8.

Kiến nghị không hồi tố với dự án đã đóng đủ tiền đất trước 1-8-2024

Đề xuất giảm mạnh tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thu 30-50% phần chênh lệch giá đất khi hộ dân chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, nhằm giảm gánh nặng tài chính do bảng giá đất mới tăng cao.

Đề xuất giảm mạnh tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM hình thành một siêu đô thị sẽ bùng nổ cơ hội đầu tư bất động sản, đặc biệt khu vực đông bắc có mức độ tập trung công nghiệp lớn.

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định xét xử bị cáo Võ Thị Phượng (giám đốc Công ty Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Tại kỳ họp thứ 25, diễn ra từ ngày 7 đến 10-7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê tại Hà Nội.

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Dự án tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại của Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng, tỉnh Gia Lai, đang được chính quyền rà soát để tìm giải pháp gỡ vướng.

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar