21/05/2025 19:25 GMT+7

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó - Ảnh 1.

Ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm của gia đình chị H'Del Knul (thôn 9, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đang xây dựng dang dở - Ảnh: MINH PHƯƠNG

"Cát giờ gần cả triệu đồng một khối, tiền hỗ trợ đâu đủ. Nhà mới xây xong móng với tường thấp, còn lại đành để đó chờ", chị H'Del Knul (thôn 9, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nói, mắt không rời ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm xây dở dang.

Vật liệu tăng quá cao, tiến độ xóa nhà tạm chậm

Gia đình chị H'Del Knul nằm trong diện được hỗ trợ 60 triệu đồng từ chương trình xóa nhà tạm, nhưng giá cát tăng chóng mặt từ 300.000 đồng/m³ lên đến 800.000 - 1 triệu đồng/m³ khiến khoản hỗ trợ đó chưa đủ trả tiền cát, trong khi còn bao nhiêu chi phí cho gạch, đá, xi măng...

Không chỉ ở huyện Cư Jút, nhiều địa phương khác của Đắk Nông như huyện Krông Nô cũng lâm cảnh tương tự. Ông Đỗ Thanh Hùng, chủ tịch UBND xã Quảng Phú (huyện Krông Nô), cho biết riêng tiền mua cát đã chiếm khoảng 1/3 mức hỗ trợ mỗi căn nhà. 

"Giá vật liệu biến động quá nhanh, vượt ngoài khả năng dự toán và chi trả. Dân khó, xã cũng kẹt, nên chương trình bị nghẽn", ông Hùng nói.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Đắk Nông, năm 2025 tỉnh cần xây mới và sửa chữa hơn 1.700 căn nhà. 

Riêng chương trình do Chính phủ giao có 540 căn, Bộ Công an hỗ trợ khoảng 500 căn, phần còn lại từ các nguồn khác. Tuy nhiên nếu không sớm tháo gỡ vướng mắc về vật liệu, kế hoạch này khó hoàn thành.

Còn tại Đắk Lắk, mục tiêu đến cuối năm 2025 là xây mới 4.285 căn, sửa chữa 1.120 căn. 

Dù đã khởi công gần 1.900 căn, nhiều huyện như Ea H'leo, Ea Súp, Krông Bông đang "nghẹt thở" vì giá vật liệu tăng gấp đôi so với dự toán ban đầu. Nhiều nhà thầu phải tạm dừng vì không kham nổi chi phí.

Cùng với đó, tiến độ còn bị ảnh hưởng do thủ tục giải ngân vốn trung ương chậm. Một số nơi chưa thể tạm ứng hoặc thanh toán vì vướng quy trình hành chính.

Chủ động gỡ vướng, kêu gọi chung tay

Trước thực tế trên, các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, quyết tâm hoàn thành chương trình xóa nhà tạm trong năm 2025.

Công an tỉnh Đắk Lắk, đơn vị thường trực đề án, đã tổ chức họp với 42 nhà thầu và 4 doanh nghiệp cung ứng vật liệu để tìm hướng giải quyết. Một số công trình bị lập biên bản vì sử dụng đá táp lô thay đá hộc đã được yêu cầu khắc phục.

Công an tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương hỗ trợ người dân đẩy nhanh thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được cấp phép xây dựng. Đồng thời làm việc với doanh nghiệp như xi măng, cát và đá… kêu gọi cung cấp vật liệu theo giá thành sản xuất, không tính lãi.

xóa nhà tạm - Ảnh 2.

Một ngôi nhà tạm tại xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông, nơi có nhiều mỏ nhưng vẫn thiếu cát - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Tại Đắk Nông, chính quyền đã có văn bản báo cáo Chính phủ và các bộ ngành, đề nghị xem xét bổ sung nguồn lực hoặc điều chỉnh đơn giá vật liệu sát với thực tế. 

Ông Doãn Gia Lộc, trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Nô, cho biết mỗi căn nhà tạm cần khoảng 20m³ cát, tương đương khoản chi phí 16 - 20 triệu đồng. "Giá cao như thế với dân nghèo là cả vấn đề", ông Lộc chia sẻ.

Toàn tỉnh Đắk Nông còn khoảng 500 căn nhà cần xây mới, tương đương gần 10.000m³ cát. Hạn chót hoàn thành là cuối tháng 6 năm nay, theo yêu cầu của Thủ tướng. 

"Công an tỉnh và chính quyền đã làm việc với doanh nghiệp khai thác, được cam kết cung cấp vật liệu theo giá gốc để đảm bảo tiến độ", ông Lộc nói.

Không để người nghèo chịu thiệt

Lãnh đạo UBND hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông khẳng định quyết tâm không để hộ nghèo, đồng bào thiểu số bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua về đích chương trình xóa nhà tạm.

Đây không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm an sinh xã hội, là mái ấm để người dân yên tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngoài nguồn lực Trung ương, các địa phương đang tích cực vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chung tay góp sức, đặc biệt trong bối cảnh mùa mưa đang đến gần.

Trưởng công an xã lấy tiền tiết kiệm xóa nhà tạm cho dân

Trong số hàng ngàn căn nhà tạm được chính quyền tỉnh Gia Lai cấp kinh phí xây mới những ngày qua, có căn nhà khá đặc biệt do anh trưởng công an xã tự bỏ tiền túi ra hỗ trợ.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Trước những băn khoăn về nguồn lực thực hiện quỹ phát triển nhà ở xã hội, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ “tin tưởng quỹ sẽ có hiệu quả”.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi của Quỹ Nhà ở quốc gia khi phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Ngày 20-5, sự kiện giới thiệu Masteri Rivera Danang tại quận Hải Châu của “Thành phố đáng sống” đã quy tụ hơn 600 chuyên gia bất động sản.

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Hơn 71.000 nhà đất ở TP.HCM được gỡ vướng để cấp sổ hồng, sẽ tháo gỡ tiếp cho nhiều dự án

Sau 6 tháng hoạt động, tổ công tác gỡ vướng về cấp sổ hồng của TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận cho 71.418/89.672 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel/cửa hàng và hơn 888 sản phẩm bất động sản khác.

Hơn 71.000 nhà đất ở TP.HCM được gỡ vướng để cấp sổ hồng, sẽ tháo gỡ tiếp cho nhiều dự án
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar