11/03/2025 05:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Chạy KPI', stress kéo dài khiến người trẻ sớm đột quỵ

Áp lực cuộc sống, nhiều người trẻ bị stress, áp lực KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc)... cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến tỉ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng.

'Chạy KPI', stress kéo dài người trẻ sớm đột quỵ - Ảnh 1.

Người trẻ cần bảo vệ sức khỏe trước áp lực công việc và cuộc sống - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ?

Gánh nặng đột quỵ ở tuổi hơn 30

Từ nhiều tháng nay, khoa phục hồi chức năng Bệnh viện 1A là nơi anh D. (34 tuổi, TP.HCM) thường xuyên tới lui để tập đi, sau cơn đột quỵ để lại di chứng yếu liệt nửa người bên phải.

Tại đây, mỗi bước đi đối với anh đều rất khó khăn, buộc phải có sự hỗ trợ của nhân viên vật lý trị liệu. Tuổi còn khá trẻ nhưng không may đột quỵ ập đến đã cướp đi công việc, sức khỏe và tài chính của anh, một người đang làm trụ cột trong gia đình.

Trước đó vài tháng trước, khi anh D. cùng bạn bè chung vui trong buổi tiệc, cạn đến ly thứ hai anh bất ngờ gục luôn trên bàn tiệc. Khi được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ xuất huyết não.

Số liệu tại Bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy năm 2021 bệnh viện tiếp nhận hơn 10.000 ca đột quỵ, năm 2023 là hơn 16.000 ca, thế nhưng đến năm 2024 đã tiếp nhận 17.000 ca đột quỵ. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Tại khoa bệnh lý mạch máu não của bệnh viện này mặc dù chỉ có công suất khoảng 170 giường, thế nhưng vào thời điểm quá tải có thể lên đến 200-210 giường. Đặc biệt tỉ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ dưới 45 tuổi chiếm từ 10-12%, ngày càng tăng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga, trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, cho hay bệnh viện mỗi năm tiếp nhận số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng liên tục.

Năm 2020 bệnh viện tiếp nhận 650 ca nhưng năm 2024 lên 874 ca, kèm theo số lượng người trẻ mắc bệnh không ngừng tăng lên.

Theo bác sĩ Nga, có rất nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ ngày càng tăng. Hiện nay nhiều người trẻ phải thường xuyên đối diện với áp lực công việc căng thẳng, stress kéo dài.

Phải đáp ứng đủ KPI về doanh số dẫn đến nhiều bạn trẻ làm đêm để kịp tiến độ công việc, thậm chí phải làm luôn cả những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật - không có ngày nghỉ để tái tạo sức lao động.

Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động thể lực, ăn nhiều chất béo dẫn đến sớm mắc các bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, béo phì...

"Nếu như trước đây những bệnh này chỉ xuất hiện ở những người từ 50-60 tuổi, thì nay rất nhiều người trẻ đã bị, khi không kiểm soát tốt bệnh nền dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao", bác sĩ Nga nói.

Những nguyên tắc giúp người trẻ phòng ngừa đột quỵ

Bác sĩ Nga chia sẻ thêm với những người trẻ gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc, cần rèn luyện thể lực, đây là yếu tố quan trọng làm giảm stress, khi đó cơ thể sẽ tiết ra các chất giảm căng thẳng.

Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các bài tập thể lực khác như thiền, yoga, dưỡng sinh... Đồng thời rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất béo bão hòa, nhất là muối, đường, tăng lượng rau củ quả.

Theo TS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, có 5 nguyên tắc cơ bản phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi:

Thứ nhất: Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol, đồ ăn nhanh; tăng cường ăn rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung các loại cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, uống đủ nước và hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ uống có gas.

Bên cạnh đó chú ý duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập vừa sức. Đồng thời ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy đúng giờ để duy trì nhịp sinh học, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái:

Thứ hai: Hạn chế các chất kích thích, cai thuốc lá chủ động và tránh xa khói thuốc lá thụ động; uống rượu bia ở mức độ vừa phải, không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ; tránh sử dụng ma túy và các chất kích thích khác.

Thứ ba: Kiểm soát các bệnh lý nền bằng cách theo dõi huyết áp thường xuyên và điều trị kịp thời nếu bị tăng huyết áp, kiểm soát cholesterol khi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức cholesterol và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kiểm soát đường huyết ổn định. Nếu có bệnh lý tim mạch, cần điều trị tích cực để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Thứ tư: Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh.

Thứ năm: Cần khám sức khỏe định kỳ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần; tham gia các chương trình tầm soát đột quỵ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ?

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao, tỉ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân.

Các bác sĩ khuyến cáo nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường gặp bao gồm:

* Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

* Khó nói hoặc khó hiểu lời nói.

* Chóng mặt, mất thăng bằng.

* Đau đầu dữ dội đột ngột.

* Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực một phần.

* Khó nuốt.

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là vàng trong điều trị đột quỵ, việc can thiệp y tế sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa các di chứng và tăng khả năng phục hồi.

Nỗi ám ảnh đột quỵ ở người làm việc cường độ cao

Với những người làm việc cường độ cao, nhất là sau tuổi 40 do áp lực công việc, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc sức khỏe, thường xuyên bị stress cao độ,... dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar