03/09/2024 15:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cậu chủ nhỏ của tiệm bánh Củ Chi ra thế giới

Chỉ trong 3 tháng, Thái Thịnh - cậu chủ nhỏ của một tiệm bánh ở Củ Chi - tham gia 4 cuộc thi làm bánh quốc tế, nhận cả bộ huy chương vàng, bạc, đồng và một chiếc cúp danh giá.

Cậu chủ nhỏ của tiệm bánh Củ Chi ra thế giới - Ảnh 1.

Thái Thịnh và chiếc cúp cuộc thi trang trí bánh cưới tại Malaysia

Trên cả những tấm huy chương, Thịnh bảo những chuyến đi đã giúp anh trưởng thành hơn rất nhiều cả về nghề và suy nghĩ về cuộc sống.

Đi một ngày đàng

Trong đội thi trang trí bánh cưới của Việt Nam tham gia ba cuộc thi quốc tế ở nước ngoài ấy, Thái Thịnh là em út.

Thịnh sinh năm 2000, mới chỉ kế nghiệp cửa hàng bán bánh của gia đình ở Củ Chi được hai năm, sau khi tạm hoãn du học tại Hàn Quốc ngành marketing.

Cậu chủ nhỏ của tiệm bánh Củ Chi ra thế giới - Ảnh 2.

Thái Thịnh cùng các thí sinh trong một cuộc làm bánh quốc tế ở Malaysia. - Ảnh: NVCC

Chuyến đi mới nhất của Thái Thịnh là đến Philippines, với cuộc thi Philippines Culinary Cup 2024.

Đội trang trí bánh cưới của Việt Nam gồm có Mai Văn Linh, Thái Thịnh tranh tài cùng thí sinh 18 nước. Mai Văn Linh đoạt huy chương vàng, Thái Thịnh đoạt huy chương đồng.

"Yêu cầu trang trí bánh với kem bơ. Đây là lần đầu tiên tôi thử nghiệm với chất liệu này nên nhận huy chương đồng với tôi cũng là một thành công", Thịnh kể.

Trước đó, Thái Thịnh sang Malaysia tham gia hai cuộc thi làm bánh khác, được hai giải bạc và nhận cúp chiến thắng.

Nhưng lần đầu Thịnh thi làm bánh mang tính quốc tế là tại Việt Nam.

Nhiều người có mặt xem cuộc thi Thử thách ẩm thực & bánh quốc tế tại TP.HCM vào tháng 5-2024 thấy thú vị khi có một thí sinh trẻ măng, người gầy nhom, hai tay lấm lem màu, mắt chăm chú nhìn vào cái bánh kem để trang trí, chẳng để ý gì đến xung quanh.

Khi lên sân khấu nhận huy chương vàng, anh chàng này còn mếu máo khóc, hai tay chưa kịp rửa.

Thái Thịnh bảo lần tham gia cuộc thi đầu tiên ấy giống như "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" vậy: "Nhìn những thí sinh nước ngoài chăm chút chiếc bánh của mình, vui mừng cầm cờ nước họ lên nhận giải, tôi ước ao có được cảm xúc giống vậy.

Tôi muốn cầm lá cờ Việt Nam tung bay trên sân khấu của cuộc thi về bánh của các nước". Thế nên tháng 9 này, Thịnh lại lên đường đến Trung Quốc và Đài Loan để tham dự tiếp hai cuộc thi.

Cậu chủ nhỏ của tiệm bánh Củ Chi ra thế giới - Ảnh 3.

Thái Thịnh làm bánh trong cửa hàng của mình

Sau mỗi cuộc thi quốc tế tôi biết mình đang ở đâu, còn khuyết điểm gì, con đường này chọn đúng hay không. Từ đó học hỏi những gì còn thiếu và chia sẻ những kỹ năng mới cho ai cần.
THÁI THỊNH

Sức mạnh của sự đoàn kết

Thịnh kể kinh phí tham gia các cuộc thi anh đều tự túc. Số tiền mà anh bỏ ra cũng không phải là ít. Nó được tích góp từ tiền lãi của tiệm bánh nhỏ của anh, nhưng giá trị nhận được từ các cuộc thi là vô cùng quý giá:

"Điều tôi trân trọng nhất đó là sự đoàn kết của các thành viên đội Việt Nam. Có lẽ chính nhờ yếu tố này mà đoàn Việt Nam, trong đó có tôi, đạt được những thành tích tốt ".

Thịnh nhắc kỷ niệm lần đầu đến Penang (Malaysia) hồi tháng 6, anh bỏ quên bộ dụng cụ bắt bông kem ở nhà.

May một chị trong đội có mang theo và sẵn lòng cho mượn nên Thịnh mới hoàn tất phần thi.

Rồi trước ngày thi trang trí bánh tập thể, dù không tham gia nhưng Thịnh thức đến 3h sáng để hướng dẫn vài kỹ năng hỗ trợ các anh chị khác thi phần này.

Hay như để chuẩn bị tham gia cuộc thi tại Philippines vừa qua, Thái Thịnh chạy xe máy từ Củ Chi đến nhà một chị giỏi về kỹ thuật bắt kem bơ ở Bình Thạnh để chị hướng dẫn thêm:

"Nhờ có chị chỉ dạy nhiệt tình, tôi mới có cơ hội chiến thắng. Lúc chấm giải ở Malaysia, một giám khảo nước ngoài đã nhận xét là nhìn bánh kem của đội Việt Nam thấy sự hỗ trợ nhau. Kỹ thuật trang trí bánh của Việt Nam cao, ít nước trang trí bánh bằng kem topping vì khó".

So với cuộc thi quốc tế về kiến thức, thể thao thì các cuộc thi làm bánh có vẻ như nhỏ bé và tầm thường, chẳng có gì để tự hào. Nhưng đối với Thịnh, nghề nào cũng đáng quý.

Anh vẫn không tiếc tiền để đăng ký những khóa học làm bánh cao cấp do các nghệ nhân nước ngoài hướng dẫn. Anh bảo vẫn rất biết ơn sư phụ của mình là một bậc thầy làm bánh cao cấp nhưng giờ ở ẩn, truyền nghề cho ai muốn học.

Thái Thịnh mới 24 tuổi, hành trình chinh phục những thử thách mới vẫn đang đón chờ anh ở phía trước.

Bánh mì chờ đợi ở Bình Dương: Pate quét đều, tóp mỡ giòn và nước sốt béo, thơm khó cưỡng

Ghé tiệm bánh mì chờ đợi vào một ngày mưa, dù thời tiết không thuận lợi nhưng bà Ba vẫn làm không ngơi tay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar