13/10/2019 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Camera giúp thầy cô kìm cơn nóng giận, tại sao không?

TẠ TƯ VŨ
TẠ TƯ VŨ

TTO - Có camera trong lớp, gia đình sẽ biết lý do con mình bị phạt. Có camera, thầy cô biết kiếm chế hơn cơn nóng giận trước học trò...

Camera giúp thầy cô kìm cơn nóng giận, tại sao không? - Ảnh 1.

Cô giáo Trường tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng liên tục dùng tay, thước đánh nhiều học sinh lớp 2 bị camera ghi lại hồi tháng 5-2019. Cô giáo này sau đó bị đình chỉ - Ảnh cắt từ clip

Tôi nghĩ nếu bất cứ ai đó có con đi học, họ sẽ có cái nhìn thực tế hơn với việc nên gắn camera trong lớp. Camera không phải để săm soi giáo viên, mà vì tâm lý phụ huynh luôn muốn biết con mình làm gì trong lớp học, họ chỉ muốn nhìn chúng".

Tạ Tư Vũ

Có điều gì đó mâu thuẫn không khi nhiều người phản đối giáo viên đánh học sinh hay tệ hơn nữa là bạo hành học sinh nhưng lại không đồng tình việc gắn camera trong lớp học?

Những ý kiến "không nên gắn camera" đa phần đều vì lý do bảo vệ giá trị và hình ảnh của nhà giáo hay đại loại vậy. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, giá trị của giáo viên không tùy thuộc vào việc có gắn camera trong lớp hay không.

Trước khi bàn đến chiếc camera, thiết nghĩ chúng ta hãy nói về việc giáo viên có được phạt, đánh đòn học sinh hay không?

Đầu tiên phải khẳng định chuyện các em học sinh tiểu học ngoan hay ngỗ nghịch, căn bản đều do quá trình giáo dục của gia đình trước đó.

Việc học sinh lớp 1, lớp 2... ngỗ nghịch, xấc xược không phải là lỗi của giáo viên. Giáo viên cũng chẳng phải là siêu nhân để có thể quản những học sinh "cá biệt" đó, nhất là khi họ phải có trách nhiệm với cả mấy chục em.

Tôi biết có nhiều gia đình sớm mong con em mình đi học không phải vì con họ ham học, mà vì họ có những đứa con quá nghịch ngợm, và họ đặt hi vọng trường lớp, giáo viên như là lực lượng chuyên trách, "đỡ" gánh nặng này cho họ.

Với những học trò như vậy, dạy dỗ bằng lời là không đủ, giáo viên nên được phạt, được đánh đòn học sinh để răn đe.

Dù thỉnh thoảng có vài sự cố giáo dục khi giáo viên quá bực bội mà có những hành vi bạo hành như chuyện cô giáo ở quận Tân Phú, tuy nhiên nếu nói giáo viên không được phép dùng đòn roi để dạy dỗ học trò thì đó là ý kiến của những người ngoài cuộc, chưa trải qua và ích kỷ.

Vấn đề là thầy cô giáo được phạt, được đánh đòn học sinh như thế nào, đánh ở đâu và ai chứng kiến, đó mới là điều đáng bàn.

Tôi hoàn toàn tán thành việc lắp camera ở cấp tiểu học, vì tôi cảm nhận được những lợi ích thực tế của nó.

Nhiệm vụ đầu tiên của thầy cô là dạy học trò nên chữ, còn dạy nên người là nhiệm vụ của cả hai phía: nhà trường và gia đình.

Tôi tin đối với những thầy cô giáo nghiêm khắc, có kinh nghiệm lẫn tư cách giáo dục rõ ràng, thì việc lớp có bao nhiêu cái camera cũng không quan trọng bằng việc họ vẫn vững vàng trong cái tôi giáo dục của mình đối với học trò.

Thầy cô giáo vẫn thi hành kỷ luật ở lớp với những học trò vi phạm, và chiếc camera sẽ cho phía gia đình biết lý do. Và cũng chính chiếc camera này sẽ giúp những thầy, cô cụ thể nào đó biết hạn chế cơn nóng giận của mình trong một hoàn cảnh cụ thể, để không xảy ra những chuyện quá tay như vừa rồi.

Chiếc camera trong lớp cũng sẽ là "cầu nối" giúp phụ huynh chủ động tham gia vào công tác giáo dục con cái cùng với nhà trường vì họ được quan sát con em, họ sẽ hiểu hơn về con mình và thầy cô của chúng.

Tôi tin rằng việc lắp camera trong lớp cũng giống như việc phải đội nón bảo hiểm khi lưu thông vậy. Đầy tranh cãi và ý kiến phút ban đầu, nhưng khi mọi thứ đã tiến hành và đi vào nề nếp, thói quen, thì nhiều người mới "mục sở thị" được những điều tích cực mà nó mang lại.

Bạn nghĩ gì về việc giáo viên phạt, đánh đòn học sinh? Liệu có nên gắn camera trong lớp học để ngăn bạo hành học sinh và giúp việc dạy dỗ các em được tốt hơn? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô Bình luận dưới bài hoặc email đến địa chỉ: [email protected].

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trường học có nên lắp camera để ngăn chặn bạo hành học sinh?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Gắn camera, lớp học thành 'nhà tù' không song sắt?

TTO - Việc gắn camera có thể giúp phụ huynh soi được con trên lớp, nhưng rất có thể biến lớp học tự nhiên thành 'nhà tù' không song sắt, còn phụ huynh là những 'nhà quản giáo'...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sớm nhất cả nước, từ ngày 22 đến 24-5-2025. Vĩnh Long là nơi duy nhất tổ chức kỳ thi vào tháng 7-2025.

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

Với thông tư 29 về dạy thêm học thêm, nhà trường không thể tổ chức dạy các môn học văn hóa trong thời gian hè cho học sinh. Thay vào đó, nhiều trường đã lên kế hoạch hè bằng các hình thức hoạt động câu lạc bộ đa dạng, phong phú.

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

Đại học (ĐH) Duy Tân giảng dạy và huấn luyện bắt buộc các kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và kiến thức Khởi nghiệp cho tất cả các sinh viên bậc đại học kể từ khóa mới K-31 (năm học 2025-2026).

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar