07/10/2019 19:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phụ huynh, giáo viên được gì khi đối phó nhau bằng camera?

THỨC THỨC (TP Thanh Hóa)
THỨC THỨC (TP Thanh Hóa)

TTO - Phụ huynh lẫn giáo viên sẽ được gì khi đối phó nhau bằng chiếc camera? Đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào, phát triển nhân cách ra sao khi mỗi ngày trôi qua, các con được đối xử, được dạy dỗ trong sự soi xét, giả tạo và những màn kịch?

Phụ huynh, giáo viên được gì khi đối phó nhau bằng camera? - Ảnh 1.

Gắn camera trong lớp có thể ngăn bạo hành học sinh nhưng việc này có thực sự tốt cho giáo dục? - Ảnh cắt từ clip

Chị gái tôi - giáo viên một trường tiểu học tại TP Thanh Hóa, cho biết khi trong lớp gắn camera, chị không còn tự nhiên mỗi giờ giảng bài, luôn trong tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, tự hỏi không biết hôm nay mình có thiếu sót gì không, có làm gì sai không...

"Mình không làm điều gì khuất tất nhưng cứ nghĩ mà xem, giáo viên sợ những ánh mắt soi mói của phụ huynh cũng căng thẳng chẳng khác gì những hôm lớp có dự giờ", chị tâm sự.

"Chị không muốn đóng kịch với các con dưới ống kính camera, chỉ muốn là chính mình thôi. Chỉ mong những ánh mắt của phụ huynh qua chiếc camera hãy độ lượng hơn, dễ cảm thông hơn, bớt khắt khe hơn. Và chị mong tất cả những chiếc camera ấy biến mất khỏi lớp học", chị nói.

Nhiều trường hiện gắn camera trong lớp. Phụ huynh ở nhà hay đi làm vẫn có thể dõi theo con, xem con ăn uống, học và chơi đùa thế nào, con có bị bạn bắt nạt không, có bị cô véo tai, đét mông không... Và phụ huynh được gì? Sự yên tâm? Có thể bảo vệ con từ xa?

Có thể. Nhưng cái họ nhìn thấy chỉ là hình ảnh bề nổi, không phản ảnh được hết bản chất vấn đề. Và giáo viên cũng sẽ bị áp lực hơn, chuyện học của các con chắc chắn ít nhiều bị ảnh hưởng.

Giáo viên vì muốn đối phó với "ánh mắt phụ huynh" sẽ phải vào vai một giáo viên yêu trẻ, mềm dẻo, không dám lớn tiếng với các con. Lâu dần, chính họ cũng khó giữ được lòng yêu nghề, yêu trẻ và đánh mất niềm tin vào chính mình.

Họ sẽ chẳng dám phạt học sinh nếu các em có vi phạm nội quy trường lớp. Họ sẽ chẳng thể bảo ban, dạy dỗ học sinh nếu các con hỗn, bởi vì họ không muốn mếch lòng phụ huynh. Sự phán xét, soi mói của phụ huynh lúc này vô tình tiếp tay cho sự giả dối trong lớp học.

Khi một giáo viên không tự tin vào mình, không tự tin đứng trước lớp, không tự tin dạy dỗ học sinh, không tự tin trước phụ huynh, họ sẽ dạy bằng gì? Hay họ sẽ trở thành những con rối diễn kịch để làm hài lòng phụ huynh?

Tôi có người bạn là giáo viên mầm non từng tâm sự, có lúc phải làm ngơ khi trẻ hư chỉ vì sợ phụ huynh qua camera sẽ hiểu lầm hành động dạy dỗ của mình là bạo lực.

Phụ huynh lẫn giáo viên sẽ được gì khi đối phó nhau bằng chiếc camera? Đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào, phát triển nhân cách ra sao khi mỗi ngày trôi qua, các con được đối xử, được dạy dỗ trong sự soi xét, sự giả tạo và những màn kịch? Đứa trẻ không được tôn trọng thực sự, yêu thương thực sự liệu sẽ ra sao?

Chúng ta từng nghe và bức xúc với những lớp học diễn kịch trong tiết dự giờ, đó là những đứa trẻ học kém sẽ phải nghỉ ở nhà và những cánh tay giơ lên phát biểu chỉ là hình thức… Chiếc camera qua ánh mắt dò xét của phụ huynh cũng chẳng khác gì những tiết dự giờ đó.

Và cùng với áp lực cơm áo gạo tiền, áp lực dạy giỏi, áp lực tỉ lệ học sinh giỏi... có khi nào chiếc camera trở thành giọt nước tràn ly khiến giáo viên đánh mất mình, đánh rơi niềm tin và dễ có hành động phi sư phạm khi không vượt qua được áp lực mỗi ngày?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trường tiểu học có nên lắp camera để ngăn chặn bạo hành học sinh?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nên lắp camera ở trường tiểu học để ngăn bạo hành?

TTO - Chuyện cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) bạo hành học sinh bị 'lộ sáng' vì phụ huynh âm thầm cài camera trong lớp một lần nữa đặt ra câu chuyện có nên gắn camera ở các trường tiểu học?

THỨC THỨC (TP Thanh Hóa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar