18/10/2018 17:11 GMT+7

Các trường sư phạm chia sẻ nguồn lực, công nhận chương trình nhau

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Sáu trường đại học có đào tạo khối ngành sư phạm ở TP.HCM vừa "bắt tay"chia sẻ nguồn lực, tiến tới công nhận chương trình đào tạo lẫn nhau.

Các trường sư phạm chia sẻ nguồn lực, công nhận chương trình nhau - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng việc hợp tác giữa các trường mang lại rất nhiều nguồn lợi cho cả sinh viên và nhà trường - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Ngày 18-10, hội nghị hội đồng hiệu trưởng khối ngành sư phạm tại TP.HCM đã được với sự tham dự của đại diện các trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm thể dục thể thao TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM và đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM. 

Tại đây, đại diện các trường đã cùng nhau bàn chuyện chia sẻ nguồn lực và công nhận chương trình đào tạo.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, hiện nay việc chia sẻ nguồn lực đang được thực hiện rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, trong khi trong giáo dục việc này còn nhiều hạn chế. Việc hợp tác giữa các trường mang lại rất nhiều nguồn lợi cho cả sinh viên và nhà trường. 

Riêng ở các trường đào tạo khối ngành sư phạm hiện nay có nhiều môn học chung nhưng mỗi trường lại có giáo trình riêng, cách dạy khác nhau. 

"Tôi đề nghị các trường cùng chia sẻ nguồn lực với nhau, không nên tiếp tục tình trạng mỗi trường tự đầu tư, cụ thể như: thư viện, học liệu số, bài giảng điện tử, phòng thí nghiệm… Theo đó, sinh viên các trường có thể dùng chung các nguồn lực này. Tiếp sau đó, các trường còn có thể chia sẻ bài giảng, công nhận chương trình đào tạo lẫn nhau và cùng trao đổi giảng viên"- ông Dũng đề xuất.

Tương tự, TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cũng cho rằng trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hoá giáo dục đại học sâu rộng hiện nay các trường đại học cần cùng nhau chia sẻ, kết nối, công nhận chương trình, tín chỉ lẫn nhau là cần thiết. 

"Khi lấy nhu cầu người học làm gốc thì mọi sự kết nối được nhẹ nhàng, chất lượng và hiệu quả. Sinh viên các trường sẽ lựa chọn học phần, giảng viên, thưởng thức phòng lab, thư viện của trường bạn trong hệ thống liên kết"- ông Lý nói.

Sau hội nghị lần này, đầu tháng 11-2018, hội nghị tiếp theo sẽ được mở rộng có sự tham gia của lãnh đạo các phòng, ban liên quan của các trường khối ngành sư phạm để quyết định chọn các môn học hoặc ngành học để công nhận tín chỉ lẫn nhau và triển khai chia sẻ nguồn lực tài nguyên đào tạo.


TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar