18/01/2025 14:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bức ảnh vũ trụ đẹp nhất từ trước đến nay

Don Pettit, phi hành gia kỳ cựu của NASA, vừa chụp được bức ảnh được cho là đẹp nhất từ trước tới nay từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Bức ảnh vũ trụ đẹp nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Bức ảnh được nhiếp ảnh gia vũ trụ Andrew McCarthy mô tả là "bức ảnh vũ trụ tuyệt vời nhất từng được chụp từ ISS" - Ảnh: Don Pettit

Pettit hiện đang có chuyến bay thứ ba trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Ông mang theo rất nhiều máy ảnh, ống kính và có kế hoạch tận dụng tối đa sáu tháng trong không gian để quan sát các hành tinh và bầu trời từ một góc nhìn tuyệt vời.

Bức ảnh vũ trụ tuyệt vời nhất

Trong bức ảnh này, người ta có thể thấy lõi của dải Ngân Hà, ánh sáng hoàng đạo (ánh sáng mặt trời bị tán xạ bởi bụi giữa các hành tinh), những tia sáng từ các vệ tinh SpaceX Starlink, các ngôi sao, góc nhìn về bầu khí quyển xuất hiện với màu nâu đậm do sự phát thải hydroxide, một cảnh bình minh gần trên đường chân trời và những thành phố ban đêm xuất hiện như những vệt sáng.

Pettit cho biết ông đã chụp bức ảnh này từ cửa sổ phía mạn tàu của Crew Dragon Freedom - con tàu đưa hai phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế vào năm ngoái và sẽ đưa hai phi hành gia bị "kẹt" lại ISS, Butch Wilmore và Suni Williams, trở lại Trái đất vào mùa xuân năm nay.

Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia vũ trụ Andrew McCarthy mô tả là "bức ảnh vũ trụ tuyệt vời nhất từng được chụp từ ISS". Và thật khó để phản bác. Nó không chỉ trông thật tuyệt vời, mà còn đòi hỏi sự sáng tạo kỹ thuật và cống hiến của Pettit. 

Các phi hành gia đã nói về số lượng ngôi sao mà bạn có thể nhìn thấy trong không gian, nhưng việc chụp lại chúng luôn là một thử thách.

Các nhiệm vụ, cả của con người và robot, thường tập trung vào các đối tượng cụ thể. Để chụp những bức ảnh đẹp của chúng, bạn cần tốc độ màn trập nhanh và thời gian phơi sáng ngắn. Dù là hành tinh, Mặt trăng hay tiểu hành tinh, chúng sẽ sáng hơn rất nhiều so với nền trời sao mờ ảo.

Công việc yêu thích của phi hành gia ISS

Phi hành gia NASA Don Pettit hiện đang trong chuyến thứ ba trên Trạm Vũ trụ quốc tế, nơi ông làm việc cùng các phi hành gia khác để thực hiện các thí nghiệm và duy trì trạm không gian. Pettit sắp đạt mốc 500 ngày sống trong không gian.

Chụp ảnh Trái đất là công việc yêu thích của các phi hành gia có thời gian lưu trú dài trên trạm vũ trụ ISS, vì họ có một góc nhìn độc đáo về Trái đất từ trên cao. 

ISS quay quanh Trái đất mỗi 90 phút, cho các phi hành gia có cơ hội ngắm 16 lần bình minh và 16 lần hoàng hôn mỗi ngày.

Vào năm 2016, phi hành gia Tim Peake của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chia sẻ với người theo dõi trên mạng xã hội những loại máy ảnh và ống kính mà ông dùng để chụp ảnh Trái đất. Ống kính lớn nhất cho phép ông chụp ảnh chi tiết các thành phố và phong cảnh nằm cách trạm vũ trụ 400km.

Tàu vũ trụ NASA gửi tín hiệu về sau khi áp sát Mặt trời chưa từng có

Sau khi tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách gần nhất từ trước đến nay, trưa 27-12, tàu Parker đã gửi tín hiệu cho NASA.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar