18/06/2018 09:00 GMT+7

“Bỏ túi” gia vị nấu các món ăn ngon và tiện

T.T
T.T

Hòa theo nhịp sống năng động và hiện đại, gian bếp Việt ngày nay cũng có nhiều thay đổi với xu hướng tôn vinh sự tiện lợi trong nấu nướng và sự tinh tế trong ẩm thực.

Các bà nội trợ ngày nay cũng thường xuyên "bỏ túi" những tip nấu ăn, cũng như gia vị đặc biệt hỗ trợ cho nấu nướng, để trong "nháy mắt" tạo nên những bữa cơm ngon đủ món kho - món canh - món chấm đậm đà.

Canh chua thơm ngon chuẩn vị

"Phù thủy ẩm thực" Luke Nguyễn - đầu bếp Úc gốc Việt trứ danh từng chia sẻ nếu lựa chọn một món ăn đại diện cho ẩm thực Việt Nam, anh sẽ chọn canh chua (1). Món canh chua gói gọn trong mình đủ vị chua-cay-mặn-ngọt, gói trọn hương vị tinh hoa của nền ẩm thực Việt. Món canh chua giúp bổ sung nước, cân bằng thanh nhiệt nhưng lại rất hợp vị, đưa cơm. Canh chua có mặt trên mâm cơm khắp ba miền Bắc - Trung - Nam với những nét đặc trưng riêng như miền Bắc dùng sấu, giấm bỗng, mẻ; miền Trung dùng khế, quả tai chua, thơm (dứa), cà chua; miền Nam dùng chanh, me, chùm ruột hay lá me, lá giấm… Dù sử dụng nguyên liệu nào để tạo vị chua nhưng để làm món canh chua ngon, đậm vị Việt thì ở miền nào cũng không thể thiếu nước chấm.

Để làm nên một bát canh chua cá lóc ngon chuẩn vị, đầu tiên, cá lóc cần được rửa sạch, cắt khoanh, ướp với nước chấm để giúp các gia vị thơm ngon thấm đượm trong từng thớ cá để khi nấu, bản thân thịt cá đã đậm đà. Cá sau khi ướp được ninh với nước me, trái thơm (dứa), cà chua. Khi cá vừa chín tới, ta cho thêm đậu bắp, giá đậu, dọc mùng (bạc hà), rau thơm, tiêu, ớt. Cuối cùng, bí quyết nêm nếm thêm 1 thìa nước chấm cá cơm là chúng ta đã hoàn thành món canh chua cá lóc chua cay thanh mát, đậm đà hương vị Việt.

“Bỏ túi” gia vị nấu các món ăn ngon và tiện - Ảnh 1.

Nức mũi thịt kho

Trong cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ (Master Chef) mùa thứ ba, khán giả không chỉ ngưỡng mộ tài năng và sự kiên cường của cô đầu bếp mù Christine Hà mà còn có cảm giác thân thương khi món kho truyền thống Việt Nam đã chinh phục được cả 3 vị đầu bếp nổi tiếng khó tính của Mỹ. Quán quân Christine Hà chia sẻ: "Em lớn lên với món thịt kho. Mỗi lần được ăn hoặc nấu món thịt kho, em dường như được nhắc nhớ về gia đình. Em thật sự thích món ăn đơn giản này. Nó chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản, nhưng hương vị, chất lượng món ăn lại rất ngon, tuyệt vời một cách hoàn hảo" 

Món ăn hoàn hảo ấy khi nấu tưởng chừng như đơn giản nhưng để tạo được vị ngon đặc biệt và hậu vị đọng lại thì lại cần có những bí quyết riêng, trong cả cách ướp và cách nấu chỉ bằng 1 chai nước chấm. Những miếng thịt được tẩm ướp đậm đà đun 1 tiếng trong lửa nhỏ, thêm chút nước dừa và nước màu sẽ vừa ngọt vị dừa, thơm vị nước mắm, miếng mỡ trong veo và màu nâu vàng hấp dẫn. Chỉ cần một chút nước thịt kho rưới trên xôi trắng, ăn kèm miếng thịt vừa ngậy vừa đậm đà, ta sẽ có bữa ăn thơm ngon nức mũi, hậu vị đọng lại mãi.

“Bỏ túi” gia vị nấu các món ăn ngon và tiện - Ảnh 2.

Thơm dịu món chấm

"Umami"- Vị cơ bản thứ năm trong ẩm thực vẫn thường được người Việt quen gọi là là "vị ngon" hay "vị ngọt thịt" để tránh nhầm lẫn với đường. Thực tế, vị "umami" có thể bắt gặp ở cà chua, bắp ngô, phô mai hay bột ngọt, thế nhưng, vị ngon ngọt "umami" từ thịt vẫn luôn được ưa thích nhất. Vị ngọt thịt "umami" thường được cảm nhận trọn vẹn qua món thịt luộc vừa dân dã, vừa thân quen. Nhưng để vị ngon từ thịt thêm đưa cơm thì luôn cần 1 bí quyết, đó là nước chấm.

“Bỏ túi” gia vị nấu các món ăn ngon và tiện - Ảnh 3.

Có thể thấy rằng, trong bữa ăn của người Việt, nếu được kết hợp khéo léo, nước chấm có thể tạo nên hương vị Việt đặc trưng, là linh hồn của món ăn và trở thành "quốc hồn, quốc túy" của ẩm thực Việt. Nước chấm có thể được dùng cho vô vàn món ăn khác nhau, với nhiều công thức khác nhau nhưng luôn tạo nên dư vị đặc biệt và làm món ăn trở nên chuẩn vị, đậm đà hương vị Việt.

“Bỏ túi” gia vị nấu các món ăn ngon và tiện - Ảnh 4.
 

Cơm gạo là tinh hoa của đất trời, nước chấm cá cơm là "giọt sương của cá", là tinh hoa của biển cả. Ở mảnh đất hình chữ S xinh đẹp này, nước chấm không chỉ là gia vị mà còn là nguyên liệu, là dược liệu và là sợi dây gắn kết bữa cơm gia đình. "Ngon và tiện" là điểm nhấn khiến nước chấm trở thành gia vị không thể thiếu, và cũng là thông điệp tạo nên sức hấp dẫn của Nước chấm cá cơm "3 Miền".

T.T

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar