11/11/2024 18:22 GMT+7

Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sớm, người đàn ông đột quỵ khi lái xe

Bệnh viện E (Hà Nội) vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người đàn ông (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, nhưng khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.

Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sớm, người đàn ông đột quỵ khi lái xe - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) thăm khám cho nam bệnh nhân đột quỵ não - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên - khoa cấp cứu Bệnh viện E - cho biết khi vào viện người đàn ông có va chạm giao thông. Các bác sĩ tầm soát hết tất cả các chấn thương khác do tai nạn giao thông có thể gây ra.

Tuy nhiên nhận thấy người bệnh rơi vào tình trạng yếu nửa người, đau đầu, lơ mơ, phát âm khó… có những dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ cấp, các bác sĩ đã thực hiện quy trình cấp cứu đột quỵ.

Qua khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sọ não đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não trái. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do tắc một nhánh động mạch mạch máu não trái của hệ tuần hoàn não.

Khai thác tiền sử bệnh án, người đàn ông này có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.

Một ngày trước, ông xuất hiện các biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như tê yếu một bên tay và chân, đau đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, khó nói… nhưng nghĩ mình bị say rượu nên chỉ nghỉ ngơi tại nhà.

Sau đó khi đang lái xe ô tô, ông bị đột quỵ đột ngột, dẫn đến va chạm.

May mắn, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện và can thiệp kịp "giờ vàng", tránh được các biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là gì?

Bác sĩ Yên cho hay các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra trước khi khởi phát đột quỵ nghiêm trọng trước khoảng vài giờ hoặc một ngày, một tuần.

Những dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra duy nhất một lần hoặc lặp lại nhiều lần với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Thời điểm khởi phát đột quỵ sau khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo thường khó được xác định chính xác.

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, các bệnh nền, sức khỏe tổng thể, thói quen sinh hoạt của người bệnh.

"Như đối với người bệnh này chủ quan là say rượu, chứ không nghĩ đến đột quỵ. Bởi các biểu hiện trước khi đột quỵ này thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe thông thường, khiến nhiều người chủ quan bỏ qua cơ hội được cứu chữa.

Nhận biết trước các dấu hiệu đột quỵ là cơ hội giúp chủ động đưa người bệnh đi khám, cứu sống và bảo toàn tối đa chức năng thần kinh và tính mạng của người bệnh", bác sĩ Yên nói.

Bác sĩ Yên cho biết thêm đột quỵ xảy ra đột ngột, với những biến chứng nghiêm trọng như nói khó, yếu tay - chân, sa sút trí tuệ, hoặc liệt hoàn toàn nửa người, viêm phổi…. thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Vì vậy khi gặp các triệu chứng của đột quỵ như miệng méo, vận động yếu và khó cử động tay chân, nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ, giao tiếp khó khăn… dù chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn cũng cảnh báo về mối nguy hiểm của cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn.

"Giờ vàng" trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não được khuyến cáo trong 3 - 4,5 giờ đầu (kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ đầu tiên).

"Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên chủ động phòng tránh ngay cả khi chưa xuất hiện các dấu hiệu trước khi đột quỵ, bằng cách tự nâng cao nhận thức về phòng tránh đột quỵ.

Biết cách nhận diện triệu chứng đột quỵ, thường xuyên lắng nghe cơ thể và khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị tốt nhất, tránh được những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Yên khuyến cáo.

Đột quỵ tuổi 40: Dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua

Nếu biết được tỷ lệ tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ, chắc hẳn những người sắp bước vào ngưỡng tứ tuần sẽ phải 'rùng mình'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar