01/07/2025 20:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bi, đừng sợ!, Đất rừng phương Nam gây tranh cãi là dấu hiệu tốt

Sự chênh lệch giữa kỳ vọng của khán giả đại chúng và tính tiên phong của tác phẩm có thể gây ra tranh cãi. Đó là điều tốt.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 1.

Bi, đừng sợ! "được lòng" giới phê bình nhưng gây tranh cãi khi chiếu ở Việt Nam - Ảnh: ĐPCC

PGS.TS Hoàng Cẩm Giang - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu quan điểm tại hội thảo Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam.

Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia điện ảnh, đạo diễn, nhà sản xuất uy tín, diễn ra chiều 1-7 trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), tới hết ngày 5-7 tại TP Đà Nẵng.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 2.

Bà Hoàng Cẩm Giang chia sẻ về các phim gây tranh cãi - Ảnh: NGUYỆT LINH

Có một sự đứt gãy

Bà Hoàng Cẩm Giang cho biết "thẩm mỹ điện ảnh" và "tầm đón đợi" là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh "hậu điện ảnh" và sự xuất hiện của các tác phẩm mang tính tiên phong, thử nghiệm.

"Có một sự đứt gãy hoặc chênh lệch trong tầm đón đợi và gu thẩm mỹ giữa khán giả đại chúng trong nước và các tác phẩm điện ảnh mới, mang tính thể nghiệm hoặc có tính quốc tế", bà ví dụ Bi, đừng sợ! (Phan Đăng Di), Vị (Lê Bảo), Đất rừng phương Nam (Nguyễn Quang Dũng)…

Đất rừng phương Nam - Ảnh 3.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà sản xuất, đạo diễn điện ảnh cũng như những người quan tâm tới điện ảnh - Ảnh: NGUYỆT LINH

Bà Giang dẫn trường hợp Bi, đừng sợ!, nếu các giám khảo ở các liên hoan phim ở châu Âu đánh giá cao bộ phim này về chất thơ và sự thể nghiệm, thì nhiều khán giả trong nước lại cho phim không trung thành với hiện thực, đặc biệt là cảnh quan Hà Nội.

"Điều này cho thấy sự khác biệt về 'tầm đón đợi' của khán giả; hiện trạng đó phổ biến, không riêng Việt Nam", bà ví dụ các tác phẩm do thế hệ đạo diễn thứ sáu của Trung Quốc hay Làn sóng mới của Thái Lan làm khi ra mắt cũng gây tranh cãi.

Mặt khác, kể cả phim có gây tranh cãi thì cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng. Nó chứng tỏ sức sống của điện ảnh Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

Song theo bà Cẩm Giang, để tạo ra sự chuyển động và đổi mới cho điện ảnh và nghệ thuật, cần phải có những tác phẩm tạo ra độ đứt gãy về tầm đón đợi.

Vì thế "không chỉ giáo dục thẩm mỹ mà cần nuôi dưỡng, tạo điều kiện để nâng cao gu thẩm mỹ của khán giả. Khi đó, điện ảnh Việt Nam sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn", bà nói.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 4.

Bà Ngô Phương Lan phát biểu khai mạc hội thảo chiều 1-7 - Ảnh: NGUYỆT LINH

"Làm phim cần hồn nhiên và nguyên bản"

Bà Ngô Phương Lan, giám đốc DANAFF III, phát biểu một nền điện ảnh thành công là phải có những tác phẩm điện ảnh hay. Muốn vậy, phải có được tài năng điện ảnh, trẻ, mới mẻ và sung sức để bổ sung vào lực lượng làm phim.

"Hoạt động đào tạo các gương mặt mới là rất quan trọng để phát hiện, nuôi dưỡng tài năng đưa đến với điện ảnh chuyên nghiệp", bà nhấn mạnh.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 5.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ về hành trình TPD - Ảnh: NGUYỆT LINH

Tại hội thảo, nhiều diễn giả và khách mời cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh.

Bà Phan Thị Bích Hà - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu điện ảnh TP.HCM - bàn về việc xây dựng thế hệ làm phim mới, đòi hỏi phải có sự học hỏi và mở rộng hợp tác.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 6.

Diễn viên - đạo diễn - nhà sản xuất Kathy Uyên tại hội thảo Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam

Đất rừng phương Nam - Ảnh 7.

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh nói về đào tạo ngành phim

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh dành thời gian nói về xây dựng chương trình đào tạo ngành phim trong khuôn khổ trường đại học đa ngành.

Vấn đề đào tạo nhân lực điện ảnh trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa cũng được đặt ra.

Đất rừng phương Nam - Ảnh 8.

Đạo diễn Tony Bùi tại hội thảo Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên mở Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD năm 2002 bắt nguồn từ việc muốn ủng hộ, hỗ trợ người trẻ "chơi" trong cuộc chơi điện ảnh.

Điều này xuất phát từ việc bản thân anh khi mới bắt đầu con đường điện ảnh đã nhận được sự ủng hộ quan trọng từ những cá nhân/tổ chức ủng hộ các tài năng mới.

"Làm phim chẳng có gì là khó cả. Làm phim không cần kinh nghiệm mà chỉ cần hồn nhiên và nguyên bản. Quan trọng nhất là tin và hoàn thành bộ phim của bạn", đạo diễn nhắn nhủ các bạn trẻ.

Ai đến Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng cũng muốn trở lại

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng mùa thứ ba với giao diện ngày càng "xịn", đi cùng là dàn giám khảo quốc tế lẫn khách mời rất chất lượng, hứa hẹn "đốt cháy" Đà Nẵng mùa hè này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tham vọng điện ảnh của người khổng lồ công nghệ Apple sau F1 của Brad Pitt

Sau nhiều năm đầu tư thua lỗ, Apple đã có thắng lợi phòng vé đầu tiên với F1 của Brad Pitt. Hướng đi tiếp theo của hãng là gì?

Tham vọng điện ảnh của người khổng lồ công nghệ Apple sau F1 của Brad Pitt

Cha Woo Tae, vũ công tin đồn hẹn hò với Hyeri, là ai?

Nữ diễn viên Hyeri và vũ công Cha Woo Tae quen biết nhau thông qua phim điện ảnh Victory: Vũ điệu chiến thắng ra mắt năm 2024 và hiện đang hẹn hò được gần một năm.

Cha Woo Tae, vũ công tin đồn hẹn hò với Hyeri, là ai?

Điện ảnh Hàn Quốc bước ra từ nơi chẳng có gì

Từ một nền điện ảnh gần như vô danh, điện ảnh Hàn Quốc phát triển năng động và trở thành một thế lực đáng gờm trên trường quốc tế.

Điện ảnh Hàn Quốc bước ra từ nơi chẳng có gì

Squid Game 3 phá kỷ lục trên Netflix với 60,1 triệu lượt xem

Mùa 3 cũng là mùa cuối của loạt phim Hàn Quốc đình đám Squid Game vừa phá kỷ lục, trở thành màn ra mắt truyền hình lớn nhất từ trước đến nay của Netflix.

Squid Game 3 phá kỷ lục trên Netflix với 60,1 triệu lượt xem

Prada bị tố đạo nhái thiết kế dép truyền thống Ấn Độ, tùy tiện chiếm dụng văn hóa

Thương hiệu thời trang xa xỉ Prada đang đối mặt với làn sóng chỉ trích vì bị cáo buộc chiếm dụng văn hóa.

Prada bị tố đạo nhái thiết kế dép truyền thống Ấn Độ, tùy  tiện chiếm dụng văn hóa

Ra mắt bộ phim lần đầu hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam

Tối 1-7, trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng, hàng trăm khán giả đã về Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng thưởng thức buổi công chiếu bộ phim Love in Vietnam - dự án hợp tác lần đầu giữa điện ảnh Ấn Độ và Việt Nam.

Ra mắt bộ phim lần đầu hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar