02/07/2025 06:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà sản xuất nước ngoài: Phim Việt chiếu rạp là kinh dị, hài gia đình, thiếu tính phổ quát quốc tế

Phim thương mại Việt Nam chủ yếu tập trung vào hài gia đình và phim kinh dị, những thể loại có khả năng sinh lời ở thị trường nội địa nhưng khó vươn ra toàn cầu.

Từ trên xuống, trái qua: 4 phim kinh dị Việt ra mắt năm nay: Quỷ nhập tràng, Dưới đáy hồ, Út Lan: Oán linh giữ của Âm dương lộ - Ảnh: ĐPCC

Nhà sản xuất, chuyên gia phát triển dự án quốc tế Charles Kim - ủy viên Liên hoan phim Truyền phát quốc tế Hàn Quốc (KISF) - có một phần chia sẻ khá tâm huyết, cho thấy ông có những tìm hiểu cặn kẽ thị trường Việt Nam trong hội thảo Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam.

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), tới hết ngày 5-7 tại TP Đà Nẵng.

Trong bối cảnh công nghiệp điện ảnh toàn cầu đang gặp khó khăn, chỉ có ngành điện ảnh Việt Nam và Indonesia đang phát triển tốt. Nhưng để phát triển mang tính bền vững hơn, cần đổi mới hơn nữa.

Phim hài gia đình và phim kinh dị chiếm sóng

Ông Charles Kim chia sẻ trong thập kỷ qua, điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam đã tiến bộ nhanh chóng. Lượng khán giả tại rạp và trên các nền tảng số đang tăng, cùng với sự phát triển của các dự án sản xuất độc lập.

Tuy nhiên "điện ảnh thương mại Việt Nam đang chủ yếu tập trung vào hài gia đình và kinh dị, nhờ chi phí thấp và lợi nhuận nhanh.

Song những thể loại hoạt động tốt ở thị trường nội địa nhưng khó vươn ra toàn cầu do thiếu cảm xúc phổ quát hoặc khả năng tiếp cận", ông nói "để điện ảnh Việt Nam đi xa hơn, cần tích cực đa dạng hóa các thể loại".

Ông ví dụ, phim Hàn Quốc đạt thành công trong nước đầu những năm 2000 nhưng thường thất bại ở thị trường quốc tế vì sức hút đó chỉ mang tính địa phương. 

Trong khi đó, K-drama và K-pop xây dựng được lượng người hâm mộ toàn cầu nhờ những câu chuyện giàu cảm xúc phổ quát.

Charles Kim cũng dẫn lịch sử điện ảnh Hong Kong là một câu chuyện cần cảnh báo khác. Sự thống trị và xuất khẩu các ngôi sao hành động toàn cầu trong những năm 1980 - 1990 đã khiến điện ảnh nước này không tập trung làm mới nguồn nhân lực và tiếp tục sản xuất hàng loạt tác phẩm cùng công thức, dẫn đến hiện trạng như ngày nay.

Theo chuyên gia Hàn Quốc này, Việt Nam đang đứng ở ngã rẽ. "Điều cần thiết là đổi mới thể loại, phát triển cấu trúc cho các tài năng mới và xây dựng khung hợp tác sản xuất quốc tế", ông nhận định.

phim kinh dị - Ảnh 5.

Nhà sản xuất, chuyên gia phát triển dự án quốc tế Charles Kim - Ảnh: NGUYỆT LINH

Chuộng các YouTuber và TikToker hơn những diễn viên được đào tạo

Ông Charles Kim cũng dành thời giờ nói về hệ sinh thái nội dung Việt Nam hiện tại.

Khán giả trẻ thường chuộng các YouTuber và TikToker hơn những diễn viên được đào tạo bài bản. Nội dung do influencer (người có ảnh hưởng) dẫn dắt liên tục tạo ra sự tương tác tức thì nhờ vào sự quen thuộc và dễ tiếp cận.

Song có một khoảng cách giữa tính chuyên nghiệp và sức hút đại chúng. Các influencer thống trị về khả năng thu hút ngắn hạn, nhưng thiếu lộ trình bền vững để phát triển kỹ năng diễn xuất hoặc làm phim. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các trường điện ảnh gặp khó khăn trong việc chen chân vào các nhóm sản xuất thực tế.

"Làm sao để kết hợp hai lực lượng này? Mục tiêu không phải là những con số rating ngắn hạn hay lượng người theo dõi, mà là xây dựng các cấu trúc để tài năng thực sự có thể phát triển", ông đặt vấn đề.

Câu trả lời nằm ở một cấu trúc kết hợp đào tạo chính quy với sự linh hoạt của thời đại kỹ thuật số. Ông nói "cần thiết kế các hệ thống tạo ra một cuộc va chạm mang tính học hỏi hiệu quả giữa những nhà sáng tạo được đào tạo từ trường lớp và các influencer trên mạng xã hội".

phim kinh dị - Ảnh 6.

Phim Bố già của Trấn Thành, một phim hài tâm lý xã hội về đề tài già đình, có doanh thu gần 500 tỉ đồng - Ảnh: ĐPCC

Đừng quá phụ thuộc vào Netflix

Chuyên gia này đưa ra một số gợi ý để phát triển hệ sinh thái nội dung Việt Nam theo hướng bền vững hơn.

Trong điện ảnh, cần phát triển thể loại phim hành động, vì công nghiệp điện ảnh Việt Nam hiện chưa có một hệ thống sản xuất phim hành động tốt.

Đầu tư vào tài năng mới và hệ thống sản xuất; phát triển kể chuyện phổ quát, thu hút khán giả toàn cầu; phát triển ngôi sao lớn tạo sức hút; đồng thời cải thiện hệ thống giáo dục điện ảnh hiện tại. Có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế từ Hàn Quốc, nơi đã phát triển "global system" (hệ thống toàn cầu) trong giáo dục điện ảnh.

Ông cũng lưu ý, đừng quá phụ thuộc vào các nền tảng toàn cầu như Netflix. Việt Nam nên có nền tảng của riêng mình, rồi hợp tác với họ.

Bi, đừng sợ!, Đất rừng phương Nam gây tranh cãi là dấu hiệu tốt

Sự chênh lệch giữa kỳ vọng của khán giả đại chúng và tính tiên phong của tác phẩm có thể gây ra tranh cãi. Đó là điều tốt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tham vọng điện ảnh của người khổng lồ công nghệ Apple sau F1 của Brad Pitt

Sau nhiều năm đầu tư thua lỗ, Apple đã có thắng lợi phòng vé đầu tiên với F1 của Brad Pitt. Hướng đi tiếp theo của hãng là gì?

Tham vọng điện ảnh của người khổng lồ công nghệ Apple sau F1 của Brad Pitt

Cha Woo Tae, vũ công tin đồn hẹn hò với Hyeri, là ai?

Nữ diễn viên Hyeri và vũ công Cha Woo Tae quen biết nhau thông qua phim điện ảnh Victory: Vũ điệu chiến thắng ra mắt năm 2024 và hiện đang hẹn hò được gần một năm.

Cha Woo Tae, vũ công tin đồn hẹn hò với Hyeri, là ai?

Điện ảnh Hàn Quốc bước ra từ nơi chẳng có gì

Từ một nền điện ảnh gần như vô danh, điện ảnh Hàn Quốc phát triển năng động và trở thành một thế lực đáng gờm trên trường quốc tế.

Điện ảnh Hàn Quốc bước ra từ nơi chẳng có gì

Squid Game 3 phá kỷ lục trên Netflix với 60,1 triệu lượt xem

Mùa 3 cũng là mùa cuối của loạt phim Hàn Quốc đình đám Squid Game vừa phá kỷ lục, trở thành màn ra mắt truyền hình lớn nhất từ trước đến nay của Netflix.

Squid Game 3 phá kỷ lục trên Netflix với 60,1 triệu lượt xem

Prada bị tố đạo nhái thiết kế dép truyền thống Ấn Độ, tùy tiện chiếm dụng văn hóa

Thương hiệu thời trang xa xỉ Prada đang đối mặt với làn sóng chỉ trích vì bị cáo buộc chiếm dụng văn hóa.

Prada bị tố đạo nhái thiết kế dép truyền thống Ấn Độ, tùy  tiện chiếm dụng văn hóa

Ra mắt bộ phim lần đầu hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam

Tối 1-7, trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng, hàng trăm khán giả đã về Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng thưởng thức buổi công chiếu bộ phim Love in Vietnam - dự án hợp tác lần đầu giữa điện ảnh Ấn Độ và Việt Nam.

Ra mắt bộ phim lần đầu hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar